Nghiên cứu đặc điểm di truyền, sinh học và sinh thái học của cá bống Glossogobius aureus và Glossogobius sparsipapillus phân bố..

pdf 249 trang lethuy22 04/04/2025 140
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm di truyền, sinh học và sinh thái học của cá bống Glossogobius aureus và Glossogobius sparsipapillus phân bố..", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf1. TOÀN VĂN LUẬN ÁN - GIEO.pdf
  • pdf2.TÓM TẮT LUẬN ÁN Gieo (1).pdf
  • pdf3.SUMMARY OF DOCTORAL- Gieo (1).pdf
  • docx4.TViet -Trang thong tin_Gieo.docx
  • docx5.TANH -Trang thong tin_Gieo.docx

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm di truyền, sinh học và sinh thái học của cá bống Glossogobius aureus và Glossogobius sparsipapillus phân bố..

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã ngành: 94 20 201 PHAN HOÀNG GIẺO NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN, SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA CÁ BỐNG Glossogobius aureus VÀ Glossogobius sparsipapillus PHÂN BỐ MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đinh Minh Quang Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trương Trọng Ngôn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: (Hội trường Trường Đại học Cần Thơ) Vào lúc: .giờ ngày tháng năm . Phản biện 1: Phản biện 2: Xác nhận đã xem lại của chủ tịch Hội đồng (Chữ ký) Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ - Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí quốc tế 1. Gieo Hoang Phan, Quang Minh Dinh, Ton Huu Duc Nguyen, Tien Thi Kieu Nguyen. 2021. The intraspecific and spatio-temporal changes in growth pattern and condition factor of Glossogobius aureus inhabiting in the Mekong Delta, Vietnam. Egyptian Journal of Aquatic Biology & Fisheries. 25(2), 591-599. 2. Gieo Hoang Phan, Quang Minh Dinh, Ngon Trong Truong, Ton Huu Duc Nguyen, Tien Thi Kieu Nguyen, Nam Sy Tran. 2021. Otolith dimensions and their relationship with fish size of Glossogobius aureus in the Mekong Delta, Vietnam. Aquaculture, Aquarium, Conservation & Legislation. 14(4), 2367-2375. 3. Gieo Hoang Phan, Quang Minh Dinh, Ngon Trong Truong, Dinh Dac Tran, Ton Huu Duc Nguyen. 2022. Feeding habit and diet composition of Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 in the Vietnamese, Mekong Dalta. Egyptian Journal of Aquatic Research. In press, 1-6. 3. Gieo Hoang Phan, Quang Minh Dinh, Ngon Trong Truong, Tien Thi Kieu Nguyen, Dinh Dac Tran, Ton Huu Duc Nguyen. 2023. Feeding habit and diet composition of Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 in the Vietnamese, Mekong Dalta. Egyptian Journal of Aquatic Research. 49(2023), 91-96. 4. Gieo Hoang Phan, Tran Thi Huyen Lam, Quang Minh Dinh,Ton Huu Duc Nguyen. 2023. Phylogenics of the genus Glossogobius in the Mekong Delta based on the mitochondrial cytochrome b (cytb) gene. Heliyon, 2023, 9(5), e16106 Tạp chí trong nước 1. Phan Hoàng Giẻo, Đinh Minh Quang, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Hữu Đức Tôn. 2021. Biến động một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát Glossogobius aureus phân bố từ Cần Thơ đến Cà Mau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(7), 863-874. 2. Phan Hoàng Giẻo, Đinh Minh Quang, Trương Trọng Ngôn, Nguyễn Hữu Đức Tôn. 2021. Tập tính ăn và cường độ bắt mồi của cá bống cát tối Glossogobius aureus phân bố ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu long. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 226(05), 44-50.
  4. Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Trên thế giới có hơn 30.000 loài cá được mô tả ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn (Ward et al., 2005), trong đó họ cá bống trắng Gobiidae được coi là một trong những họ cá có số lượng loài rất đa dạng, chỉ đứng sau họ cá chép (Cyprinidae) với 5.840 loài (Eschmeyer et al., 2018). Các nghiên cứu đã thống kê được 2.836 loài thuộc họ cá bống trắng (Gobiidae) trên toàn thế giới, phân bộ cá bống trên toàn thế giới có 6 họ, bao gồm 270 giống, 1500 – 2000 loài, trong đó hầu hết số loài là cá bống sống ở biển thuộc họ Gobiidae (Myers, 1991), trong phân họ Gobiinae của họ Gobiidae thì giống Glossogobius là một trong những giống có nhiều loài nhất (Hoese & Allen, 2009). Loài G. sparsipapillus và loài G. aureus có sự phân bố rộng rãi từ nước lợ đến nước ngọt ở các khu vực Nam Phi, Châu Á và Châu Đại Dương (Froese & Pauly, 2022; Rainboth, 1996), bao gồm cả Việt Nam (Nguyen & Dinh, 2020; Định và ctv., 2013), trong số đó vẫn còn nhiều loài chưa được nghiên cứu đầy đủ. Lưu vực sông Mê Kông ghi nhận có 7 loài: G. biocellatus; G. celebius; G. circumspectus; G. giuris; G. aureus;G. bicirrhosus và G. sparsipapillus (Rainboth et al., 2012). Ở Việt Nam, giống Glossogobius được ghi nhận có 5 loài (G. aureus, G. giuris, G. circumspectus,G. sparsipapillus và G. biocellatus) (Hảo, 2005; Rainboth et al., 2012; Định và ctv., 2013). Theo nghiên cứu gần đây giữa tổ chức bảo vệ tài nguyên môi trường của Nhật (Nagao) với Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ về nguồn lợi thủy sản tại ĐBSCL cho thấy có hơn 183 loài cá được tìm thấy, trong đó họ cá bống (Gobiidae) có 54 loài chiếm 19%. Trong đó, có 03 loài thuộc giống Glossogobius là G. aureus, G. giuris và G. sparsipapillus được mô tả (Tuấn và ctv., 2014; Định và ctv., 2013). Cả 3 loài thuộc giống Glossogobius đều có giá trị dinh dưỡng dùng để cung cấp thực phẩm (Tuấn và ctv., 2014). Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong tự nhiên hiện nay sản lượng cá giảm đáng kể do việc khai thác quá mức với nhiều phương tiện mang tính chất hủy diệt (Nhiên & Định, 2012). Bên cạnh đó sự thay đổi của môi trường sống do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của giống cá này. Vì loài cá bống phân bố rộng rãi ở các vùng ven biển và vùng cửa sông (Quang và ctv., 2009; Định và ctv., 2013), nên cần phải xác định xem mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng, tốc độ tăng trưởng của chúng và yếu tố tình trạng cơ thể thay đổi theo địa điểm lấy mẫu, giới tính, kích thước cá và mùa, hệ số điều kiện (CF) và sự dao động của hình thức tăng trưởng và CF theo giới tính, nhóm chiều dài cá, mùa vụ và điểm thu mẫu của hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus vẫn chưa được làm sáng tỏ. Hình thức tăng trưởng của loài G. sparsipapillus vẫn chưa có nhiều nghiên cứu. Thêm vào đó, đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng như mối tương quan chiều dài ruột và chiều dài cơ thể hay còn gọi là chỉ số RGL, thành phần thức ăn; sự dao động của RGL, thành phần thức ăn, hệ số no và cường độ bắt mồi theo giới tính, nhóm chiều dài, mùa vụ và điểm thu mẫu của hai loài này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ (Tran et al., 2021). Vì vậy, Nghiên cứu đặc điểm di truyền, sinh học và sinh thái học của hai loài cá bống Glossogobius aureus và Glossogobius sparsipapillus phân bố một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần bổ sung dẫn liệu cho phân loại học, đánh giá đa dạng di truyền, nuôi nhân tạo và khai thác hợp lý nguồn lợi của các loài thuộc giống Glossogobius. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đa dạng di truyền của giống cá bống Glossogobius và cung cấp được dẫn liệu về đặc điểm sinh học; sinh thái học hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus phân bố ở khu vực nghiên cứu, từ đó góp phần đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi của những loài cá này. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định được chỉ thị phân tử DNA ở ty thể (vùng gen COI và vùng gen Cytb) của giống cá bống Glossogobius phục vụ cho công tác đánh giá đa dạng di truyền và phân loại học. 1
  5. Bổ sung được dẫn liệu về đặc điểm sinh học như hình thức tăng tưởng, hệ số điều kiện, cấu trúc và mối quan hệ của đá tai với kích cỡ cá của hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu. Cung cấp được dẫn liệu về sinh thái học dinh dưỡng và quần thể của hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu. 1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài góp phần bổ sung dẫn liệu cho phân loại học và đánh giá đa dạng di truyền của các loài cá thuộc giống Glossogobius. Kết quả của đề tài sẽ góp phần đánh giá được sự thích nghi sinh thái của hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu thông qua dẫn liệu về đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng như: hình thức tăng trưởng, hệ số điều kiện, mối quan hệ giữa đá tai và kích cỡ cá cùng đặc điểm dinh dưỡng và cấu trúc quần thể. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Dẫn liệu về tính ăn và đặc điểm dinh dưỡng là cơ sở để nghiên cứu nuôi nhân tạo hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu, từ đó đa dạng hóa đối tượng nuôi, thích ứng với sự xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến vùng ĐBSCL. Kết quả của đề tài góp phần bổ sung đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi của hai loài cá bống G. aureus và G. sparsipapillus thông qua dẫn liệu về hệ số điều kiện, hình thức tăng trưởng và các thông số sinh học quần thể của hai loài. 1.4 Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và chỉ thị phân tử DNA trong ty thể (gen COI và Cytb) làm cơ sở xác định loài và phân tích quan hệ di truyền giữa ba loài thuộc giống Glossogobius. - Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm sinh học về (1) các chỉ số hình thái và đặc điểm sinh học tăng trưởng của hai loài thuộc giống cá bống Glossogobius. (2) hình dạng, khối lượng, kích thước đá tai và mối tương quan giữa khối lượng đá tai với kích thước cơ thể của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu. - Nội dung 3: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học dinh dưỡng và quần thể gồm (1) dinh dưỡng của hai loài thuộc giống cá bống Glossogobius ở khu vực nghiên cứu. (2) quần thể của hai loài thuộc giống cá bống Glossogobius như chiều dài tối đa (L∞), hệ số tăng trưởng tổng hợp (’), tuổi thọ tối đa (tmax), hệ số khai thác (E), hệ số chết tổng (Z), hệ số chết do khai thác (F) và chiều dài đánh bắt đầu tiên (Lc) làm cơ sở đánh giá tình trạng khai thác nguồn lợi của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu. 1.5 Điểm mới của luận án : (1) Xác định được chỉ thị phân tử DNA trong ty thể của những loài cá thuộc giống Glossogobius. Đã đăng ký được 12 trình tự vùng gen COI và 12 trình tự vùng gen Cytb của ba loài G. Giuris, G. aureus và G. sparsipapillus, đặc biệt đã bổ sung dẫn liệu về trình tự vùng gen COI, Cytb của loài G. sparsipapillus vào Ngân hàng gen NCBI. (2) Bổ sung được hình thức tăng trưởng và hệ số điều kiện cũng như sự biến động của những yếu tố này theo giới tính, mùa và kích cỡ của 2 loài G. aureus và G. sparsipapillus. (3) Dẫn liệu về đá tai cung cấp mối quan hệ giữa một số chỉ tiêu hình thái của đá tai với kích cỡ của 2 loài G. aureus và G. sparsipapillus. (4) Xác định được dẫn liệu về tính ăn và phổ thức ăn cũng như sự biến động của tính ăn và phổ thức ăn theo giới tính, mùa và kích cỡ của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus. (5) Thông qua các thông số quần thể đã bổ sung được dẫn liệu về hiện trạng khai thác của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus ở khu vực nghiên cứu. 2
  6. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 2.2 Khái quát về đặc điểm di truyền ở cá 2.2.1 Gen ty thể trong việc định danh loài ở cá Theo Steinke et al. (2009), việc định loài dựa vào trình tự một đoạn DNA đặc trưng cho loài là phương pháp cho kết quả định loại nhanh và chính xác cao. Cytochrome b (Cytb), Cytochrome c oxidase subutnit I (COI) là hai gen trong ty thể được dùng để định danh loài phổ biến hiện nay. Đặc biệt, vùng gen COI được ứng dụng rộng rãi trong định danh loài và nghiên cứu đa dạng sinh học. Bingpeng et al. (2018) đã sử dụng trình tự vùng gen COI để định danh 284 loài cá, thuộc 85 giống, 38 họ và 12 bộ ở Đài Loan. Các trình tự gen đã được lưu giữ trên cở sở dữ liệu gen của thế giới để làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về vùng gen COI trên cá. Tương tự, một nghiên cứu khác với 158 loài cá biển ở Nhật cũng sử dụng trình tự vùng gen COI và đã ghi nhận hiệu quả của đoạn gen này trong định danh các loài cá.Theo Vu et al. (2015) đã phân tích trình tự gen 16S rRNA và vùng gen COI ty thể để kiểm tra độ tin cậy trong việc nhận dạng hình thái và xác định sự phát sinh loài của 7 loài cá bống nước ngọt và nước lợ. Đặc biệt vùng gen COI đã được ứng dụng rộng rãi trong định danh loài và nghiên cứu đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, vùng gen Cytb của DNA ti thể là một trong những gen ty thể cũng được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu phát sinh loài cá. Ở cá, vùng gen Cytb được biết với độ biến động đủ lớn để sử dụng trong các nghiên cứu ở mức độ quần thể (Dawson et al., 2002) và được bảo tồn tốt đủ để làm rõ sự phát sinh loài ở mức độ họ và giống (Meyer et al., 1990). Vùng gen Cytb có sự liên kết về sự tiến hóa chặt chẽ với một số vùng của gen và được bảo tồn ổn định do chức năng của chúng bị giới hạn (Meyer, 1993). Trong nghiên cứu về các loài động vật, hệ gen ty thể với các đặc tính di truyền theo dòng mẹ, tốc độ đột biến cao chủ yếu là các đột biến thay thế trong vùng mã hoá, vùng điều khiển và không tái tổ hợp nên các đoạn gen thuộc hệ gen ty thể được coi là một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu tìm ra nguồn gốc các loài. Thêm vào đó, DNA ty thể có số lượng bản sao lớn trong tế bào và bền vững với thời gian, có thể lên đến hàng nghìn năm, ngược lại DNA nhân chỉ có một bản sao và nhanh chóng bị phân huỷ ra ngoài môi trường. Do vậy phần lớn các nghiên cứu sử dụng một vùng DNA ngắn của hệ gen ty thể mã hóa COI làm chỉ thị DNA. Vùng gen COI được coi là chỉ thị DNA điển hình và chung cho các loài động vật (Vijayan & Tsou, 2010). Vùng gen Cytb của DNA ty thể cũng là một trong những vùng gen trong hệ gen ty thể được giải trình tự và sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu phát sinh loài ở cá vì một số lý do. Thứ nhất, các động lực tiến hóa và hóa sinh của các sản phẩm protein có đặc trưng tốt hơn so với hầu hết các hệ thống phân tử khác. Thứ hai, vùng gen Cytb cũng là một trong những cytochrome liên quan đến sự vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp tế bào của ty thể và là Cytochrome duy nhất được mã hóa bởi DNA ty thể (Irwin et al., 1991). Cuối cùng, việc phân tích vùng gen Cytb sẽ cung cấp thông tin về mức độ biến dị di truyền có liên kết đặc hiệu với các loài có mối quan hệ gần gủi về mặt di truyền và có thể vùng gen Cytb không bị ảnh hưởng lớn do các đột biến liên quan đến sự thay thế nucleotit. Hiện nay, sử dụng chỉ thị phân tử DNA của ty thể (vùng gen COI và vùng gen Cytb) là một trong những phương pháp hữu ích trong việc định danh động vật nói chung và cá bống nói 3
  7. riêng (Thacker, 2013). Shi et al. (2018) đã giải trình tự toàn bộ hệ gen ty thể của Acentrogobius caninus với kích thước 16.614 bp và cũng bao gồm số lượng và trật tự các gen như các động vật có xương sống khác. Tổng giá trị của thành phần base trong hệ gen ty thể là 28,24; 29,20; 16.77; và 25,79% cho A, C, G và T theo thứ tự, với 13 gen trong hệ gen ty thể đã mã hóa cho tổng cộng 3,803 aa. Ngoại trừ vùng gen COI sử dụng GTC, 12 gen mã hóa protein còn lại bắt đầu với codon mở đầu ATG. Hầu hết chúng sử dụng TAA hay TAG làm codon kết thúc, trong khi COIII và Cytb sử dụng T không hoàn chỉnh, COII và ND4 dùng codon không phổ biến AGA như dấu hiệu kết thúc. 2.2.2 Gen ty thể trong đánh giá đa dạng di truyền cá Bộ gen ty thể sở hữu các đặc điểm nhất định như cấu trúc nhỏ gọn, di truyền theo dòng mẹ, có hàng trăm đến hàng ngàn bản sao trên một tế bào, tiến hóa nhanh, giảm tỷ lệ tái tổ hợp và tỷ lệ đột biến cao hơn so với các gen trong nhân. Điều này giúp nó trở nên hữu hiệu trong các nghiên cứu về di truyền quần thể và phát sinh giống loài (Dudu et al., 2015). Bộ gen ty thể của động vật có xương sống có cấu trúc nhỏ gọn, thường có kích thước khoảng 16 – 17 kbp và các gen mã hóa có mức độ bảo tồn cao. Bộ gen ty thể của động vật thường chứa 13 gen mã hóa cho protein, hai gen mã hóa cho RNA ribosome (rRNA) và 22 gen mã hóa cho RNA vận chuyển (tRNA) với hai vùng không mã hóa là vùng điều khiển ở động vật có xương sống và vùng giàu A – T ở động vật không xương sống (CR – control region) và vùng khởi đầu sao chép chuỗi L (OL – origin of L strand). Sử dụng các chỉ thị phân tử để đánh giá sự đa dạng di truyền giữa các giống và trong bản thân các giống vật nuôi ở mức độ phân tử sẽ giúp định hướng cho việc quản lý, bảo tồn và sử dụng nguồn gen động vật nuôi một cách hữu ích. DNA ty thể là một trong những chỉ thị di truyền được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về đa dạng di truyền quần thể. Khái quát về một số đặc điểm sinh học cá 2.2.3 Hệ số điều kiện Hệ số điều kiện (CF) phản ánh sự đáp ứng với điều kiện sống tốt (khi CF lớn hơn hoặc bằng 1) hay không tốt (khi CF 3 và ngược lại khi b<3). Đối với Cá Bống dừa (O. urophthalmus) có RGL=0,7±0,2 nhỏ hơn 1, cho thấy đây là loài cá ăn thiên về động vật. Phổ thức ăn cá Bống dừa tương đối hẹp, chủ yếu là tôm (50%) và cá nhỏ (46%) (Toàn & Định, 2014). 4
  8. 2.2.5 Cấu trúc và vai trò của đá tai Đá tai là cặp cấu trúc vôi hóa nằm ở khoang tai trong của tất cả các loài cá xương đóng vai trò là cơ quan giữ thăng bằng và hỗ trợ thính giác (Popper & Lu, 2000). Trong nghiên cứu của Lam et al. (2021), hình dạng và kích thước đá tai của cá Bống lưng cao tương đồng giữa đá tai trái và phải. Các phương trình thể hiện mối liên hệ giữa chúng là: WO=0,62×TL-1.37; WO=0,30×W+1,38; WO=2,26×BH-0,05; và WO=2,23×HL-1,02. Hình thức tương quan này cũng được tìm thấy ở cá Thòi lòi Parapocryptes serperaster (r2>0.6) (Dinh et al., 2015); cá Căng (Terapon jabua) (r2>0.7) (Hậu và ctv., 2017). Nhìn chung đá tai ở các loài thuộc giống Glossogobius có dạng hình elip. Các kết quả đều cho thấy đá tai không có sự khác biệt đáng kể về khối lượng giữa bên phải và bên trái. Ngoài ra, đá tai ở các loài cá này còn có mối quan hệ chặt chẽ với TL, W, BD, ED và HL của cá. Tương tự nhiều loài cá khác cũng có đặc điểm này như: Pa. serperaster (Dinh et al., 2015). 2.2.6 Sinh thái học dinh dưỡng 2.2.6.1 Tính ăn Tính ăn của cá được xác định bởi chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá và được biểu thị bằng chỉ số RGL (Nikolsky, 1963). Nhiều nghiên cứu đã sử dụng chỉ số RGL để xác định tính ăn của một số loài cá bống phân bố ở vùng ĐBSCL. Ví dụ, thuộc nhóm cá ăn động vật được tìm thấy ở cá Bống dừa Os. urophthalmus phân bố dọc sông Hậu (Toàn & Định, 2014) và các Bống trứng Es. melanosoma phân bố ở vùng Sóc Trăng (Quang & My, 2018) do chúng có chỉ số RGL<1. 2.2.6.2 Phổ thức ăn Mỗi loài cá đều có phổ dinh dưỡng đặc trưng: cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus ở đầm phá Thừa Thiên Huế là loài cá ăn tạp có phổ dinh dưỡng rộng gồm có 27 loại thức ăn thuộc 6 ngành động, thực vật khác nhau. Trong đó thực vật phiêu sinh là nhóm thức ăn chính và chiếm tỷ lệ cao nhất của loài này (tảo silic chiếm 36,0%, tảo lục và động vật có xương sống chiếm 19,0%) (Nam & Nga, 2011). Cá Thòi lòi Pn. schlosseri ở Bạc Liêu có phổ thức ăn đa dạng gồm: mùn bã hữu cơ, cá nhỏ, giáp xác nhỏ, thực vật bậc cao và tảo khuê. Trong đó mùn bã hữu cơ là thành phần thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất 73,3% (Lâm và ctv., 2019). Theo Tuấn & Định (2018), thành phần thức ăn của cá bống cát được phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng ghi nhận được kết quả như sau: cá và giáp xác chiếm tỷ lệ cao (46,3% và 40,46%), mùn bã hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp hơn (12,87%) và thức ăn khác chiếm tỷ lệ rất thấp (0,37%). Ngoài ra, thức ăn của cá bống cũng rất đa dạng nên chúng có thể thích nghi với những thay đổi của điều kiện môi trường và dễ dàng chuyển sang các loại thức ăn khác để tồn tại (Komers, 1997). Theo Liêm & Định (2004), tùy theo khối lượng thức ăn mà cá sử dụng có thể chia tập tính dinh dưỡng của cá thành các nhóm: (1) Cá ăn đơn (monophagic) chỉ ăn một loại thức ăn duy nhất; (2) Cá có phổ dinh dưỡng hẹp (stenophagic) cá chỉ sử dụng một vài loại thức ăn trong khẩu phần ăn của chúng; (3) Phổ dinh dưỡng rộng (curyphagic) chúng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. 2.2.6.3 Cường độ bắt mồi Hệ số no Shorygin là một giá trị được dùng để xác định cường độ bắt mồi của cá, giá trị này ở cá Bống trứng Es. melanosoma cái (0,0159±0,0015 SE) thấp hơn so với ở cá đực (0,0184 5
  9. ± 0,0042 SE); ở mùa mưa (0,0177±0,0029 SE) cao hơn mùa khô (0,0143±0,0024 SE) (Quang và ctv., 2017). Cường độ bắt mồi của cá Thòi lòi Pn. septemradiatus tương đối cao do chỉ số sinh trắc dạ dày (GI) của loài này là 2,40±0,03 SE. Loài này có cường độ bắt mồi thay đổi theo địa điểm nghiên cứu và theo mùa thu mẫu (GI vào mùa khô là 2,52±0,04 SE cao hơn so với mùa mưa là 2,32±0,03 SE). 2.2.6.4 Hệ số béo Clark Hệ số béo Clark (1928) dùng để xác định độ béo và mức độ tích lũy dinh dưỡng. nhiều tác giả đã nghiên cứu về cá Bống lưng cao Bu. Koilomatodon cho thấy hệ số béo Clark cũng không chịu tác động kết hợp giữa mùa và giới tính (Quang và ctv., 2020). Hệ số béo Clark ở cá Bống G. giuris đực cao hơn cá cái có thể do tuyến sinh dục của cá cái đang trong giai đoạn III, IV, lúc này chất dinh dưỡng được huy động cho việc hình thành và hoàn thiện các sản phẩm sinh dục, chính vì vậy hệ số béo của cá cái thấp hơn ở cá đực (Phan et al., 2021). 2.2.6.5 Chỉ số sinh trắc dạ dày Chỉ số sinh trắc dạy dày (GI) được sử dụng để xác định cường độ cho ăn. Giá trị GI càng cao thì cường độ bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng càng cao. 2.2.7 Sinh thái học quần thể Thông thường, người ta chia giới hạn biến động chiều dài đàn cá khai thác ra khoảng 20 nhóm chiều dài và xác định tuổi cho từng nhóm chiều dài đó. Dữ liệu thu thập được gọi là số liệu tần suất chiều dài. So với những nghiên cứu đã thực hiện đối với những loài cá phân bố ở vùng ĐBSCL như: Pd. elongatus (Tran et al., 2007), Pa. serperaster (Dinh et al., 2015), G. giuris (Dinh et al., 2017), Pn. septemradiatus (Tran & Dinh, 2020) và Bu. koilomatodon (Dinh et al., 2020) thì hệ số tăng trưởng tổng (H’) của cá Bống cát trắng G. sparsipapillus có giá trị thấp hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do sự khác biệt về hệ số tăng trưởng và chiều dài tối đa giữa những loài này. 6
  10. Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021. Quá trình thu mẫu được diễn ra liên tục vào vào mỗi tháng trong thời gian nghiên cứu, trong đó mùa khô diễn ra từ tháng 01 đến tháng 5, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12. 3.1.2 Địa điểm Nghiên cứu được thực hiện tại 4 địa điểm gồm ở vùng nước ngọt quanh năm (Cái Răng, Cần Thơ), vùng nước bị nhiễm mặn vào mùa khô (Long Phú, Sóc Trăng), vùng nước lợ ở kênh chảy ra biển (Hoà Bình, Bạc Liêu) và vùng nước lợ ở nhánh sông tự nhiên (Đầm Dơi, Cà Mau). 3.2 Phương tiện nghiên cứu 3.2.1 Phương tiện 3.2.2 Hoá chất 3.3 Đối tượng nghiên cứu 3.3.1 Sơ lược các nội dung nghiên cứu 3.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.4 Phương pháp thu mẫu Hàng tháng mẫu cá đã được thu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng nhiều loại ngư cụ của ngư dân như lưới đăng hoặc lưới đáy với kích thước mắt lưới 1 cm. Tại mỗi điểm, cá được thu 2 lần/ngày (lúc 5:00 – 6:00 sáng và 6:00 – 7:00 tối) và thu tối thiểu 30 mẫu cá/loài/vùng sinh thái. Mẫu cá đã được thu ngẫu nhiên với nhiều kích cỡ khác nhau trong 48 giờ. Sau đó, cá được gây mê bằng MS – 222 trước khi được bảo quản trong formalin 5%. Riêng mẫu dùng để phân tích chỉ thị phân tử DNA thì mẫu (5 mẫu/loài/vùng sinh thái) sẽ được trữ trong cồn 95o. 3.5 Phương pháp phân tích mẫu 3.5.1 Sự biến động yếu tố môi trường ở khu vực nghiên cứu 3.5.2 Đặc điểm di truyền 3.5.2.1 Lấy mẫu phân tích và ly trích DNA a) Tách chiết DNA Tiến hành tách chiết DNA ty thể sử dụng bộ kit TopPURE® Genomic DNA Extraction Kit. Quy trình thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất gồm 8 bước như sau: 7
  11. b) Khuếch đại chuỗi DNA Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để lần lượt khuếch đại gen COI và gen Cytb. Chu kỳ nhiệt của phản ứng PCR có sự tương đồng và được thể hiện cụ thể đối với từng cặp mồi: cặp mồi Fish F/Fish R, cặp mồi GcytbH/GcytbL và cặp mồi GluMuq1- F/Mixcyto937-2R, mỗi cập mồi được sử dụng với nhiệt độ gắn mồi khác nhau. c) Điện di kiểm tra sản phẩm PCR: Sản phẩm được kiểm tra trên gel agarose 2%, trong buffer TBE 1X, hiệu điện thế 110V trong 40 phút. d) Tinh sạch sản phẩm PCR Quy trình thực hiện được áp dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất như sau: (1) Trộn đều Binding Buffer và sản phẩm PCR theo tỷ lệ (5:1), trộn đều. (2) Hút chuyển toàn bộ dung dịch cho lên cột Spin Column. Ly tâm 10,000 g trong 30 giây, đổ bỏ dung dịch qua cột. (3) Rửa cột với 700 µl Washing Buffer, ly tâm 10,000 g trong 30 giây, đổ bỏ dung dịch qua cột. Tiến hành thực hiện lại Bước 3 thêm 1 lần nữa. (4) Ly tâm 10,000 g trong 2 phút để loại bỏ hoàn toàn Washing Buffer còn dính trên cột. (5) Chuyển Spin Column qua tube 1.5 ml mới, thêm 40 µl Elution Buffer vào trung tâm của Spin Column, để yên 1 phút. Ly tâm 10,000 g trong 1 phút. Tiến hành đo Nanodrop xác định nồng độ và độ tinh sạch của sản phẩm. Sản phẩm có tỷ lệ A260/280 trong khoảng 1.8-2.0 được xem là đủ chất lượng để tiến hành giải trình tự. e) Giải trình tự Sanger Tiến hành giải trình tự sản phẩm với từng mồi riêng biệt cho sản phẩm bằng kĩ thuật giải trình tự Sanger trên thiết bị ABI 3500 (Thermofisher). Kết quả giải trình tự thu được dưới dạng file.ab1. Lắp ráp kết quả giải trình tự của hai mồi, đối chiếu với dữ liệu gen trên ngân hàng NCBI và lựa chọn những loài có trình tự tương đồng cao để xác định loài. 3.5.2.2 Phân tích trình tự DNA Chuỗi trình tự DNA được gửi giải trình tự tại công ty Macrogen Ltd., Hàn Quốc đối với gen COI và công ty Cổ phần Phù Sa Genomics, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam đối với gen Cytb. Các chuỗi trình tự được kiểm tra chất lượng và căn chỉnh bằng phần mềm Finch TV 1.4.0. Các trình tự nucleotit được xem là đáng tin cậy khi giá trị Q lớn hơn hoặc bằng 20. Thành phần các nucleotit được phân tích bằng phần mềm Bioedit v.7.2 (Hall, 1999). Các chuỗi trình tự được tham chiếu với cơ sở dữ liệu bằng công cụ BLAST trên NCBI để xác định loài dựa trên các thông số: tên sinh vật, độ bao phủ theo chiều dài của trình tự so sánh, tương đồng, mã truy cập. 3.5.2.2 Xử lý số liệu 3.5.3 Đặc điểm hình thái học của hai loài 3.5.3.1 Hình thái học Tại phòng thí nghiệm, mẫu cá được định loại dựa trên đặc điểm hình thái theo mô tả trong 8
  12. sách “Cá nước ngọt Việt Nam - tập 3” (Hảo, 2005) và “Mô tả định loại cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” của Định và ctv (2013). 3.5.3.2 Hình thức tăng trưởng và hệ số điều kiện Tại phòng thí nghiệm, mẫu cá được xác định giới tính, chiều dài tổng (TL; 0,1 cm), chiều dài chuẩn (SL; 0,1 cm) và khối lượng (W; 0,01 g). Số liệu về chiều dài tổng và khối lượng của từng mẫu cá sẽ được dùng để thiết lập phương trình quan hệ hồi quy giữa chiều dài và khối lượng của cá dựa trên công thức của: W=a×TLb. 3.5.3.4 Xử lý số liệu 3.5.4 Đặc điểm dinh dưỡng 3.5.4.1 Hệ số béo Clark Hệ số béo sẽ được xác định bằng phương pháp của Clark (1928) và được dùng để xác định khả năng tích trữ năng lượng của cá. W ×100 Clark= 0 TL3 3.5.4.2 Tính ăn Tính ăn của cá được xác định bằng sự kết hợp mô tả hình thái của ống tiêu hóa và chỉ số RGL (relative gut length). Chỉ số RGL được xác định bằng tỉ số giữa chiều dài ruột (0,1 cm) và chiều dài tổng của cá (0,1 cm) (Al-Hussaini, 1949). Chiều dài ruột cá RLG= Chiều dài tổng của cá 3.5.4.3 Xác định phổ thức ăn Thức ăn được tách khỏi ống tiêu hóa và quan sát dưới kính hiển vi Motic nhằm xác định từng nhóm thức ăn được mô tả bởi Định và ctv. (2013). Phổ thức ăn sẽ được xác định bằng phương pháp tần số xuất hiện, phương pháp khối lượng và phương pháp điểm số. 3.5.4.4 Xác định cường độ bắt mồi Cường độ bắt mồi của cá sẽ được xác định bằng chỉ số sinh trắc dạ dày của Desai (Desai, 1970). Cụ thể, chỉ số sinh trắc dạ dày GI được tính bằng công thức sau: hối lượng của ruột cá GI= hối lượng của cơ thể cá 3.5.5 Cấu trúc quần thể Glossogobius aureus và Glossogobius sparsipapillus 3.5.5.1 Nhóm kích thước và tần suất Tần suất chiều dài được dùng để xác định các tham số quần thể thông qua phương trình −K(t −t0) von Bertalanffy Lt = L (1− e ), trong đó, L∞ là chiều dài tiệm cận cực đại mà cá có thể đạt được (cm), K là tốc độ tăng trưởng của cá, t là tuổi cá ở thời điểm t; t0 là tuổi lý thuyết mà ở đó chiều dài của cá bằng 0 (Pauly, 1986). 3.5.5.2 Tỷ lệ đực – cái 3.5.5.3 Đánh giá tình trạng khai thác Chiều dài đánh bắt đầu tiên (Lc) là chiều dài mà tại đó có 50% cá bị đánh bắt và được xác định bằng phương trình đường cong sản lượng chuyển đổi (Ebert, 1987). 9
  13. 3.5.5.4 Xử lý số liệu Sự dao động của RGL và GI theo nhóm chiều dài cá và điểm thu mẫu được xác bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố. Sự dao động của RGL, GI và Clark theo mùa vụ được xác định bằng kiểm định t. Kiểm định t cũng được dùng để xác định sự dao động của RGL và GI giữa hai loài cá G. aureus và G. sparsipapillus. Sự tương tác của nhóm chiều dài × mùa vụ, nhóm chiều dài × điểm thu mẫu, mùa vụ × điểm thu mẫu ảnh hưởng đến sự dao động của RGL và GI được xác định bằng phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố. Phần mềm SPSS v.21 được dùng để xử lý thống kê. 10
  14. Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện môi trường tại khu vực nghiên cứu Hai loài G. aureus và G. sparsipapillus trong nghiên cứu này được tìm thấy ở tất cả 04 điểm vào hai mùa mưa và khô với độ mặn dao động trong khoảng từ 1,33‰ vào mùa mưa ở LPST và cao nhất là 35,17‰ vào mùa khô ở HBBL. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn có sự khác nhau giữa các điểm nghiên cứu cụ thể CRCT là vùng nước ngọt quanh năm, ở LPST có 1/3 các tháng thu mẫu là nước ngọt, hai điểm nghiên cứu còn lại có nước mặn quanh năm. Tuy nhiên khi thu mẫu hầu như các tháng tại các điểm đều thu được mẫu cá điều này cho thấy các loài thuộc đối tượng nghiên cứu có phổ muối rộng nên có thể thích nghi tốt với sự thay đổi của độ mặn tại các địa điểm nghiên cứu. 4.2 Đặc điểm di truyền 4.2.1 Kết quả đo nồng độ và độ tinh sạch của các mẫu DNA của 03 loài thuộc giống Glossogobius thu được tại 4 điểm nghiên cứu 4.2.2 Đặc điểm di truyền của giống Glossogobius dựa trên trình tự gen COI 4.2.2.1 Kết quả khuếch đại vùng gen COI bằng kỹ thuật PCR Vùng gen COI của hệ gen ty thể ở các mẫu cá đã được khuếch đại thành công bằng cách sử dụng phương pháp PCR với cặp mồi FishF1 và FishR1. Trình tự vùng gen COI dao động từ 650 bp đến 680 bp. Dựa trên chuỗi trình tự, khi thực hiện phân tích số lượng và thành phần phần trăm các nucleotit đã xác định có sự khác biệt về tỷ lệ, thành phần và trình tự của các nucleotit của vùng gen COI ở các loài G. aureus, G. sparsipapillus và G. giuris cụ thể là tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại T đều cao nhất, tiếp đến là tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại A và loại C; thấp nhất là tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại G. Đối với loài G. sparsipapillus cũng cho kết quả tương tự như loài G. aureus và loài G. giuris ở điểm ĐDCM. Tuy nhiên, đối với điểm CRCT, thì tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại C và tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại T là gần giống nhau, tiếp theo là tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại A và thấp nhất là tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại G. Trong tất cả các trường hợp, tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại AT luôn cao hơn tỷ lệ phần trăm của nucleotit loại GC. 4.2.2.2 Kết quả phân tích và xác định trình tự các vùng gen nghiên cứu Kết quả này thể hiện tỷ lệ khuếch đại và giải trình tự thành công của các mẫu và vùng gen nghiên cứu. Toàn bộ 12 mẫu thực hiện phân tích vùng gen COI trong ty thể tương ứng với 4 địa điểm thu mẫu đều được khuếch đại và giải trình tự thành công. 4.2.2.3 Cây phát sinh loài và khoảng cách di truyền Kết quả phân tích phát sinh loài dựa vào trình tự vùng gen COI cho thấy rằng có sự phân chia rất rõ ràng với chỉ số Bootstrap đạt 100%, phản ánh mức hiệu quả và độ chính xác cao của việc xác định loài bằng vùng gen COI. Trước đây, các đặc điểm hình thái được sử dụng chủ yếu nhằm xác định các loài cá và các mối quan hệ phát sinh loài để đánh giá sự tiến hóa của chúng. Tuy nhiên, đối với các loài thuộc họ Gobiidae rất giống nhau về hình thái bên ngoài nên khi xây dựng cây phát sinh loài chỉ dựa trên đặc điểm hình thái gặp nhiều hạn chế và đôi khi gây tranh cãi do những biến đổi khá phức tạp về đặc điểm hình thái hoặc sinh lý do sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường sống. Ba loài thuộc giống Glossogobius bao gồm G. aureus, G. sparsipapillus và G. giuris đã được xác định qua trình tự vùng gen COI, dựa vào trình tự vùng gen COI của G. 11
  15. giuris từ Ấn Độ với số truy cập JX260876.1 là đối chứng trong nhóm và trình tự vùng gen COI của Bu. koilomatodon (OK076879.1) ở TDST - Việt Nam là loài đối chứng ngoài nhóm (Hình 4.4). Hình 4.4: Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu giống loài dựa vào trình tự vùng gen COI bằng phương pháp Neighbor-Joining, với chỉ số bootstrap là 1000 lần. Ghi chú: (CRCT – Cái Răng, Cần Thơ; LPST – Long Phú, Sóc Trăng; HBBL– Hoà Bình, Bạc Liêu; ĐDCM – Đầm Dơi, Cà Mau) 4.2.3 Đặc điểm di truyền của giống Glossogobius dựa trên trình tự gen Cytb 4.2.3.1 Trình tự gen và phần trăm của gen Cytb ích thước của các mẫu khuếch đại vùng trình tự vùng gen Cytb khá lớn, với hơn 1.000 bp. ết quả cũng cho thấy vùng gen Cytb có sự phân nhóm rõ ràng, ở loài G. sparsipapillus có nucleotit loại C chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất (29,86%) ở điểm HBBL và chiếm tỷ lệ phần trăm thấp nhất là nucleotit loại G (14,80%) ở điểm HBBL. Tương tự như loài G. sparsipapillus hai loài G. aureus và G. giuris cũng có tỷ lệ phần trăm nucleotit loại C cao nhất lần lượt là 31,92% và 30,65% và đều thu được ở LPST. Tỷ lệ phần trăm nucleotit AT của cả ba loài đều cao hơn tỷ lệ phần trăm nucleotit loại GC. 4.2.3.2 Kết quả phân tích và xác định trình tự các vùng gen nghiên cứu Trình tự vùng gen Cytb của 3 loài trên được so sánh với trình tự tương đồng trên cơ sở dữ liệu Ngân hàng gen bằng cách sử dụng công cụ BLAST trên NCBI. Nhìn chung, trình tự vùng gen Cytb của loài G. sparsipapillus với G. giuris từ Châu Âu là cao nhất với độ tương đồng 86,03%. Vùng gen Cytb của loài G. sparsipapillus tương tự như vùng gen Cytb của loài G. giuris vì trình tự vùng gen Cytb của loài này chưa được ghi nhận trên Ngân hàng gen NCBI. Bốn mẫu của loài G. giuris và hai mẫu của loài G. aureus ở LPST và CRCT có độ tương đồng thấp với các giá trị lần lượt là 86,02; 86,35 so với đối chứng là loài G. giuris, trong khi loài G. aureus ở CRCT, LPST và loài G. aureus ở Philippines giống nhau 100%. 4.2.3.3 Cây phát sinh loài và khoảng cách di truyền ết quả nghiên cứu về chỉ thị phân tử của vùng gen Cytb ở ba loài G. aureus, G. giuris và G. sparsipapillus thu thập được tại các điểm nghiên cứu đã ghi nhận sự sai khác giữa các loài. Khi tham chiếu với các loài thuộc giống Glossogobius trên NCBI, các loài trong nghiên cứu này có độ tương đồng từ 85,84 đến 100%. 12
  16. 4.2.3.4 Sự khác biệt di truyền Tóm lại, các yếu tố môi trường nước, đặc biệt là độ mặn và độ pH ở bốn điểm thu mẫu khác nhau đã ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Glossogobius. Mã vạch vùng gen COI và Cytb giúp xác định chính xác hơn mối quan hệ di truyền và khoảng cách di truyền giữa các loài. Vì vậy, cần phải kết hợp các đặc điểm hình thái cùng với mã vạch vùng gen COI và Cytb để phân loại ba loài thuộc giống Glossogobius một cách chính xác và góp phần cung cấp dẫn liệu về phân loại học cho các loài thuộc giống Glossogobius phân bố ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 4.3 Đặc điểm hình thái học của hai loài 4.3.1 Hình thái học Loài G. aureus có hàm dưới nhô ra và dài hơn hàm trên, thuộc nhóm cá miệng trên, miệng khá mở rộng. Cá có hai hàng răng trên mỗi hàm, cả hai hàng răng bên trong và bên ngoài đều có răng lớn và nhọn (Hình 4.9). Tuy nhiên, hàng răng ngoài lớn và nhọn hơn so với hàng trong (Tuấn & Định, 2018). Hình 4.9: Cá Bống cát Glossogobius aureus - Akihito & Meguro, 1975 Loài G. sparsipapillus có miệng hơi chếch về phía dưới, chiều dài hàm trên và hàm dưới tương đối bằng nhau cho thấy loài này thuộc nhóm cá miệng dài và nhọn (Hình 4.10). Trên mỗi hàm có nhiều hàng răng, hàng ngoài hàng trong cùng nở rộng. Lưỡi cá bống cát trắng G. sparsipapillus có cấu tạo chẻ đôi (Cảnh và ctv., 2021). Hình 4.1: Cá Bống cát trắng Glossogobius sparsipapillus -Akihito & Meguro, 1976 Kết quả nghiên cứu 742 cá thể thuộc loài G. aureus và 764 mẫu thuộc loài G. sparsipapillus tại bốn khu vực nghiên cứu cho thấy chiều dài trung bình giữa các tháng thu mẫu có biến động qua các tháng. Khối lượng của cá Bống G. aureus có sự thay đổi qua các địa điểm nghiên cứu (Phân tích ANOVA một chiều, F=25,66; p<0,01). Tại CRCT giá trị này đạt cao nhất với 17,45±0,81 SE g. Trong khi đó tại HBBL giá trị này của cá chỉ đạt 8,77±0,38 SE g. Bên cạnh khối lượng thì chiều dài cá cũng có sự thay đổi tương tự. Chiều dài của cá đạt cao nhất tại CRCT 13
  17. (12,63±0,19 SE cm) và giảm dần theo vùng ven biển đến HBBL (9,86±0,13 SE cm) và tăng cao ở ĐDCM (11,12±0,18 SE cm; F=40,53; p 0,05 cho tất cả các trường hợp). Kết quả này tương tự với loài G. sparsipapillus (Nguyen et al., 2020). Bên cạnh đó, các tỷ lệ đặc trưng cho sự thay đổi hình thái ở cá (HL/TL, BD/TL, ED/HL và DE/HL), không có sự khác biệt quá lớn giữa cá đực và cá cái, mùa khô và mùa mưa, giữa bốn địa điểm nghiên cứu (p>0,05 cho tất cả các trường hợp). Ngoại trừ tỷ lệ H/TL, ở con cái lớn hơn so với con đực (t=2,43, p=0,04). 4.3.2 Hình thức tăng trưởng Kết quả phân tích 742 cá thể thuộc loài G. aureus tại 4 điểm nghiên cứu trong 12 tháng cho thấy chiều dài tổng và khối lượng của loài cá này có mối quan hệ hồi quy chặt chẽ với nhau. Các kết quả về giá trị r2 cho thấy ở các điểm giá trị này đều lớn hơn 0,80. Tương tự, kết quả nghiên cứu 764 cá thể G. sparsipapillus ở 4 điểm từ Cái Răng đến Long Phú, Hòa Bình và Đầm Dơi trong 12 tháng cho thấy hệ số r2 đều lớn hơn 0,70. Qua đó cho thấy 2 loài cá này có sự tương đồng về mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá. Kết quả này ở hai loài tương tự với nhiều loài cá khác như Pd. elongatus (Tran, 2008), Bs. boddarti (Dinh, 2014), G. giuris (Quang & Trọng, 2014), Tn. vagina với (Dinh, 2016b), G. giuris (Phan et al., 2021), Bu. koilomatodon (Tran & Dinh, 2021), Ps. chrysospilos (Dinh et al., 2022), Ps. gracilis (Dinh et al., 2022), Pn. 14
  18. septemradiatus (Dinh et al., 2022) và nghiên cứu trước đây của tác giả về loài G. aureus (Quang, 2014) phân bố ở các vùng ven biển và cửa sông ở ĐBSCL. Tương tự loài G. aureus có kiểu tăng trưởng chung là bất đẳng, thì ở loài G. sparsipapillus cho thấy cũng có kiểu tăng trưởng bất đẳng qua các tháng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài G. aureus và loài G. sparsipapillus thích nghi với môi trường sống trong điều kiện với độ mặn khác nhau vì hệ số tăng trưởng của chúng thay đổi theo các địa điểm nghiên cứu. Hai loài này có thể sống trong cả môi trường nước mặn như ĐDCM và HBBL, nước có sự giao động về độ mặn như LPST và nước ngọt quanh năm như CRCT. Do đó, sự tăng trưởng của hai loài này ít phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. Điều này khác với một số loài cá bống khác biểu hiện kiểu hình tăng trưởng bất đẳng với b>3, chẳng hạn như cá bống đá Go. paganellus ở Bồ Đào Nha (Azevedo & Simas, 2000), Ps. argentilineatus, Ps. spilotus ở Malaysia (Khaironizam & Norma-Rashid, 2002) và Tn. vagina ở Đồng bằng sông Cửu Long (Dinh, 2016b) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hệ số này giữa các mẫu cá đực và cá cái, giữa mùa khô và mùa mưa và các điểm. Do đó, sự thích nghi của hai loài này tương đối đồng nhất ở cả hai giới và không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường. 4.3.3 Hình dạng đá tai và sự tương quan giữa đá tai với kích thước cơ thể cá Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của đá tai trái (8,07±0,15 SE mg) và đá tai bên phải (7,98±0,15 SE mg) (t=0,58, p=0,07). Qua đó cho thấy ở mỗi cá thể thuộc loài G. aureus tuy hình dạng có khác nhau nhưng khối lượng đá tai không có sự khác biệt đáng kể giữa đá tai bên trái và bên phải. Vì vậy, đá tai bên trái được sử dụng để phân tích khối lượng của đá tai theo mùa, giới tính và địa điểm. Tương tự, kết quả phân tích đá tai của 764 cá thể thuộc loài G. sparsipapillus cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về khối lượng của đá tai trái (7,49±0,13 SE mg) và đá tai bên phải (7,45±0,13 SE mg) (t=0,32, p=0,06). Có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở một số nghiên cứu khác về một số loài phân bố ở ĐBSCL như Pa. serperaster (Dinh et al., 2015). Ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam và thế giới, có nhiều nghiên cứu về đá tai của nhiều loài cá và cũng cho kết quả có sự tương đồng về khối lượng của đá tai trái và phải. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng đá tai của loài G. aureus thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa nhưng không thay đổi giữa cá đực và cá cái. Trong mùa mưa, khối lượng của đá tai bên trái là 8,06±0,22 SE mg và giá trị này nhỏ hơn trong mùa khô với khối lượng là 8,08±0,20 SE mg (t =0,08, p<0,05). Kết quả này cho thấy kích thước và khối lượng đá tai của cá tăng lên cùng với sự phát triển của cá qua các giai đoạn. Ngoài ra, ở loài G. aureus, khối lượng của đá tai ở cá cái (8,16±0,23 SE mg) cao hơn ở cá đực (7,98±0,20 SE mg). Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (t=0,56, p=0,09), điều này đã cho thấy có sự phát triển đồng đều về khối lượng cơ thể cũng như khối lượng đá tai của loài cá này. Bên cạnh đó, kết quả phân tích đá tai của loài G. sparsipapillus cho thấy khối lượng đá tai vào mùa mưa lớn hơn so với mùa khô, cụ thể mùa khô có khối lượng của đá tai bên trái là 6,86±0,15 SE mg và giá trị này nhỏ hơn trong mùa mưa với khối lượng là 7,99±0,20 SE mg (t=0,05; p = 0,01). Kết quả này cho thấy có sự khác biệt với loài G. aureus và cũng cho thấy kích thước và khối lượng đá tai của cá tăng lên cùng với sự phát triển của cá qua các giai đoạn. Ngoài ra, ở loài G. sparsipapillus khối lượng của đá tai ở cá đực (7,59±0,18 SE mg) cao hơn ở cá cái (7,37±0,19 SE mg) (t=0,05; p = 0,04). 15
  19. Qua kết quả nghiên cứu đã cho thấy khối lượng đá tai của loài G. sparsipapillus thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa cũng như có sự khác nhau giữa cá đực và cá cái. Khối lượng đá tai của loài G. aureus có sự thay đổi tùy theo địa điểm nghiên cứu. Cụ thể, theo kết quả được xử lý bằng kiểm tra ANOVA một chiều, khi phân tích đá tai bên trái và có khối lượng cao nhất ở CRCT (10,69±0,31 SE mg), tiếp theo là ĐDCM (8,41±0,28 SE mg) và thấp hơn ở LPST (6,89±0,34 SE mg) và thấp nhất ở HBBL (6,30±0,18) (F=47,96; p<0,01). Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng của đá tai ở loài G. sparsipapillus thay đổi tùy theo địa điểm nghiên cứu. Cụ thể, theo kết quả xử lý bằng kiểm định ANOVA một chiều, cả đá tai bên phải và đá tai bên trái đều có khối lượng cao nhất ở CRCT với giá trị lần lượt là 10,88±0,32 SE mg và 10,69±0,31 Semg. Kết quả phân tích khối lượng của đá tai ở các khu vực khác nhau cũng cho thấy có sự phù hợp với sự phát triển của cá cùng với sự phát triển của đá tai. Ở điểm CRCT có môi trường nước ngọt quanh năm kết hợp với sự ổn định của các yếu tố môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá phát triển. Tương tự như CRCT, môi trường sống ở ĐDCM cũng có sự ổn định về các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, đây là vùng nước có độ mặn lớn hơn 30‰ nên sự phát triển của đá tai cá kém hơn so với CRCT. Ngược lại, tại LPST và HBBL, có sự biến động của các yếu tố môi trường dẫn đến kích thước cá và kích thước, khối lượng của đá tai ở hai khu vực này thấp nhất. Sự thay đổi khối lượng của cá ở 4 khu vực này cũng có kết quả tương tự so với kết quả của nghiên cứu ở cá Pn. septemradiatus (Dinh et al., 2021). Kết quả phân tích này cho thấy khối lượng của đá tai cá (WO) của loài G. aureus có mối quan hệ chặt chẽ với khối lượng tổng của cá (W), chiều dài tổng (TL), chiều cao cơ thể (BD) và chiều dài đầu (HL) của loài cá này. Loài G. aureus cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa khối lượng đá tai và khối lượng cá ở cả 4 điểm nghiên cứu với chỉ số r2 lớn hơn 0,62 (Hình 4.26). HBBL là điểm có mối quan hệ gần nhất vì nó có chỉ số r2 cao nhất (0,74). Hình 4.26: Mối quan hệ giữa khối lượng đá tai và khối lượng cơ thể của loài G. aureus tại 4 địa điểm lấy mẫu Tương tự như loài G. aureus, kết quả nghiên cứu về khối lượng đá tai của loài G. 16
  20. sparsipapillus đã cho thấy rằng khối lượng đá tai cá có liên quan chặt chẽ với khối lượng cơ thể cá (r2>0,6) và chiều dài cá (r2 >0,6). Kết quả phân tích đã cho thấy ở loài G. sparsipapillus thì sự phát triển của đá tai có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cá. Ngoài TL và W, trong nghiên cứu này, mối quan hệ của WO với các chỉ số hình thái khác của cá, chẳng hạn như chiều cao thân và chiều dài đầu, cũng được phân tích. Cả hai thông số này có mối quan hệ chặt chẽ với khối lượng đá tai (r2> 0,60 cho mọi trường hợp). Hình 4.27: Mối quan hệ giữa khối lượng và chiều dài tổng của loài Glossogobius aureus ở 4 địa điểm lấy mẫu Tương tự như W, mối quan hệ giữa khối lượng đá tai và chiều dài cơ thể cá cũng khá chặt chẽ (r2>0,68) và điểm HBBL vẫn là nơi có mối quan hệ thuận (0,79) (Hình 4.27). Từ những kết quả trên cho thấy khối lượng đá tai cá tăng lên tùy thuộc vào kích thước và tuổi thọ của cá. Trong các nghiên cứu về đá tai của một số loài cá ở ĐBSCL và trên thế giới, cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa khối lượng của đá tai cá và các chỉ tiêu hình thái của chúng. Một số loài thuộc các họ và giống khác bao gồm Pa. serperaster (Dinh et al., 2015), Ns. caspius, Po. Bathybius và Po. gorlap ở Iran (Bani et al., 2013), En. japonicus và Sa. melanostictus phân bố ở tây Bắc Thái Bình Dương (Takasuka et al., 2008). 4.4 Đặc điểm dinh dưỡng 4.4.1 Hệ số điều kiện Hệ số điều kiện (CF) giúp xác định sự thích nghi của cá đối với môi trường sống và nguồn dinh dưỡng. Ở loài G. aureus, hệ số điều kiện có sự ổn định giữa các tháng nghiên cứu (ANOVA một chiều, F=3,23; p 0,05); giữa mùa khô (1,04±0,01SE) và mùa mưa (1,05±0,00 SE, t=1,30; p>0,05. Điều này cho thấy giới tính và điều kiện môi trường ở các mùa khác nhau không ảnh hưởng đến hệ số điều kiện của cá. Tuy nhiên ở loài cá này, CF có sự biến động theo nhóm chiều dài (t=1,45; p<0,05). Cụ thể, giá trị CF ở nhóm cá chưa thành thục sinh dục (1,04±0,00 SE) nhỏ hơn so với nhóm cá thành thục sinh dục (1,06±0,01 SE). Điều này 17
  21. có thể giải thích là do khi các ở giai đoạn chưa thành thục sinh dục nên cá có kích thước nhỏ, vì vậy cá chỉ ăn được con mồi có kích cỡ phù hợp với cấu tạo cơ thể. Khi cá thành thục sinh dục, kích thước cơ thể lớn hơn nên cá có thể bắt được những con mồi kích thước lớn và đa dạng hơn từ đó làm tăng khả năng dinh dưỡng của cá. Khác với loài G. aureus, hệ số điều kiện ở loài G. sparsipapillus có sự thay đổi qua các tháng nghiên cứu (p 0,05). Cụ thể giá trị này ở cá cái là 0,70±0,11 g/cm3 và ở cá đực là 0,71±0,11 g/cm3. Qua kết quả phân tích cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của loài G. aureus không bị ảnh hưởng theo giới tính. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với loài G. sparsipapillus cùng giống Glossogobius đều cho thấy nhu cầu dinh dưỡng ở cá đực tương đương với cá cái (Tran et al., 2021). Một số loài thuộc các giống và họ cá khác phân bố ở ĐBSCL có hệ số béo Clark thay đổi giống với loài G. aureus như loài St. pleurostigma (Quang & My, 2018), loài Pn. schlosseri (Lâm và ctv., 2019) và loài Es. melanosoma (Toàn & Định, 2014). Tương tự như giới tính, chiều dài thành thục sinh dục cũng không làm ảnh hưởng đến hệ số Clark của loài G. aureus (t = 0,78; p > 0,05). Ở nhóm cá chưa thành thục sinh dục, giá trị của hệ số này là 0,71±0,10 g/cm3. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu ở loài Pn. schlosseri, hệ số béo Clark cũng không có sự thay đổi giữa nhóm cá chưa thành thục sinh dục 18
  22. và thành thục sinh dục (Lâm và ctv., 2019). Theo nghiên cứu đối với loài G. sparsipapillus có hệ số béo Clark trong mùa khô trung bình 0,66±0,01 g/cm3 và nhỏ hơn so với mùa mưa (1.30±0,04 g/cm3). Do lượng mưa nhiều trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến nhu cầu tích lũy năng lượng của loài cá này (Tran et al., 2021). Hệ số béo Clark của loài G. aureus không chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố nghiên cứu bao gồm giới tính, mùa vụ, kích thước, tháng và sự tương tác của các yếu tố nhưng có sự khác biệt giữa các địa điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, sự thay đổi giá trị hệ số béo Clark của loài G. sparsipapillus thì không chịu ảnh hưởng bởi sự tác động kết hợp của 2 yếu tố giới tính và mùa, giới tính và điểm thu mẫu, nhưng chịu ảnh hưởng bởi sự tác động kết hợp của 2 yếu tố mùa vụ và điểm thu mẫu (Tran et al., 2021). Loài G. sparsipapillus có chỉ số béo Clark trong mùa khô nhỏ hơn nhiều so với mùa mưa. Điều này cho thấy lượng mưa cao trong mùa mưa đã ảnh hưởng đến nhu cầu tích lũy năng lượng của loài cá này. Trong khi đó, ở một số loài cá khác như: Pa. serperaster (Dinh et al., 2017), St. pleurostigma (Quang & My, 2018), Pd. elongatus (Tran, 2008), Pn. schlosseri (Lâm và ctv., 2019), chỉ số này ở mùa khô tương đương với mùa mưa. 4.4.3 Tính ăn Kết quả đo 742 mẫu ruột của cá cho thấy chỉ số sinh trắc ruột (RGL) của loài G. aureus dao động trong khoảng 0,34 – 0,43. Trong đó, kích thước lớn nhất ruột là 12,5 cm (TL: 21,3 cm) và nhỏ nhất là 0,3 cm (TL: 5,6 cm). Kết quả RGL của loài này nhỏ hơn giá trị 1, qua đó cho thấy loài G. aureus thuộc nhóm cá có thành phần thức ăn là các loài động vật (Al-Hussaini, 1947). Tương tự như loài G. aureus, tính ăn của loài G. sparsipapillus cũng thuộc nhóm cá ăn động vật. Vì hệ số sinh trắc ruột của loài cá này chỉ dao động trong khoảng 0,01 đến 0,03. Do kích thước của loài G. sparsipapillus nhỏ hơn loài G. aureus, nên kết quả phân tích về chỉ số RGL của hai loài cá cho thấy loài G. sparsipapillus dễ tiêu hóa thức ăn và có chiều dài ruột ngắn hơn loài G. aureus. Nhiều loài cá khác ở ĐBSCL cũng thuộc nhóm cá thiên về ăn động vật như: G. giuris (Dinh et al., 2022), Bu. koilomatodon (Ý và ctv., 2020), Os. urophthalmus (Toàn & Định, 2014), Es. melanosoma (Quang và ctv., 2017), Pn. schlosseri (Lâm và ctv., 2019) và Pn. septemradiatus (Dinh et al., 2018b). Qua đó cho thấy tính ăn của loài cá này là giống nhau giữa cá đực và cá cái. Bên cạnh đó, tính ăn của loài cá này cũng không thay đổi theo quá trình lớn lên của cá. Tuy nhiên tính ăn của loài G. aureus bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường giữa mùa khô và mùa mưa (t=4,41; p<0,01). Cụ thể, vào mùa khô chỉ số RGL của loài cá này là 0,41±0,01 SE, tuy nhiên khi đến mùa mưa, chỉ số này giảm xuống 0,38±0,00 SE. Qua đó cho thấy, các điều kiện môi trường thuận lợi vào mùa mưa giúp các dễ tìm được các loại thức ăn phù hợp (động vật) hơn so với mùa khô. Tại bốn điểm nghiên cứu, chỉ số sinh trắc ruột thể hiện giá trị cao nhất ở ĐDCM, kế đến là CRCT, LPST và thấp nhất là HBBL. Tương tự như loài G. aureus, ở loài G. sparsipapillus cũng không có sự thay đổi chỉ số RGL ở cá đực (0,020±0,001 SE) và cá cái (0,020±0,001 SE, t=1,56; p<0,05). Tuy nhiên ở loài cá này, chỉ số sinh trắc ruột có sự thay đổi theo nhóm chiều dài (t=4,06; p<0,01) và mùa (t=4,06; p<0,01). Cụ thể, ở nhóm cá chưa thành thục sinh dục chỉ số này là 0,017±0,001 SE, trong khi đó chỉ số này ở cá thành thục sinh dục là 0,021±0,01 SE. Chỉ số này giữa các tháng thu mẫu trong 12 tháng của năm 2020 (t=4,06; p<0,01). 19
  23. Từ các kết quả này cho thấy tính ăn của 2 loài cá này và giống Glossogobius phân bố ở ĐBSCL đều có tập tính ăn động vật. Ngoài 2 loài cá này, thì ở ĐBSCL cũng có nhiều loài cá thuộc các giống cá khác cũng có tập tính ăn động vật như: Os. urophthalmus (Toàn & Định, 2014), St. pleurostigma (Quang & My, 2018), Pn. schlosseri (Lâm và ctv., 2019), Pn. septemradiatus (Dinh et al., 2020), Bu. koilomatodon (Nguyen et al., 2020), Bu. butis (Thảo & Quang, 2022). 4.4.4 Cường độ bắt mồi Cường độ bắt mồi của loài G. aureus cũng có sự biến đổi theo kích thước (t=-3,79, p 0,05). Vì vậy có thể thấy, lượng mưa và sự thay đổi môi trường ở hai mùa không tác động đến cường độ bắt mồi. Một số loài cũng có GI tương đương giữa hai mùa như Es. melanosoma (Quang và ctv., 2017) và St. pleurostigma (Quang & My, 2018). Bên cạnh đó, cường độ bắt mồi của loài G. aureus theo không gian cũng có sự thay đổi; GI đạt cao nhất tại LPST (0,030±0,020 SE) và thấp nhất tại HBBL (0,019±0,020 SE, ANOVA một chiều, F=2,87, p 0,05), kích thước × mùa (F=1,18, p>0,05), kích thước × địa điểm (F=1,32, p>0,05) và giới tính × mùa (F=1,68, p>0,05). S haureustrong mùa khô, loàie> Nedeco 19G. sparsipapillus đ sparsipapillusa khô, loàie> Nedeco0 SE) và giá tr19. 326 ( P<0,05). Cường độ bắt mồi trong mùa khô (0,01±0,00) thấp hơn trong mùa mưa (0,02±0,00), cho thấy cường độ ăn của loài cá này thay đổi theo mùa (Tran et al., 2021). Tập tính kiếm ăn của loài G. aureus không có sự khác nhau về giới tính và kích thước cá, mùa thu mẫu. Ngược lại tập tính kiếm ăn của loài G. sparsipapillus chịu ảnh hưởng bởi mùa và kích cỡ cá. Sự thay đổi về tập tính kiếm ăn tùy thuộc vào thức ăn sẵn trong môi trường sống, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển và nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, tập tính ăn thịt của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus không có sự thay đổi giữa cá đực và cái, cũng như không có sự thay đổi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá. 4.4.5 Phổ thức ăn 4.4.5.1 Phổ thức ăn chung Về khối lượng thức ăn thì tép là loại thức ăn chiếm phần trăm cao nhất (54,35%) trong các loại thức ăn ở loài G. aureus. Kế tiếp là cá nhỏ với phần trăm khối lượng trên tổng số là 36,23%. Tuy chiếm tần số xuất hiện cao trong phổ thức ăn, tuy nhiên khối lượng thức ăn khác chiếm tỷ lệ khá thấp với 9,11% (Hình 4.37). 20
  24. Hình 4.37: Phổ thức ăn ở loài Glossogobius aureus Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm về khối lượng các loại thức ăn ở loài G. sparsipapillus lần lượt là 46,96% tép, 43,97% cá nhỏ và 9,07% thức ăn khác. Ở loài cá này khối lượng của tép và cá nhỏ trong phổ thức ăn của cá chiếm tỷ lệ cao nhất. Thức ăn khác tuy chiếm tần số xuất hiện cao, tuy nhiên khối lượng của thức ăn khác chiếm khối lượng thấp (Hình 4.38). Hình 4.38: Phổ thức ăn ở loài Glossogobius sparsipapillus 4.4.5.2 Phổ thức ăn theo nhóm chiều dài Thành phần thức ăn của hai loài cá này đều có sự khác biệt ở nhóm cá chưa thành thục sinh dục và nhóm cá thành thục sinh dục. Điểm chung cho thấy cả hai loài G. aureus và G. sparsipapillus đều sử dụng tép và cá trong giai đoạn trưởng thành làm thức ăn chính. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng cá để làm thức ăn của loài G. sparsipapillus trong giai đoạn thành thục sinh dục cũng thấp hơn so với loài G. aureus. Một số loài cá khác trong cùng khu vực cũng có sự thay đổi thành phần thức ăn giữa nhóm cá chưa thành thục và thành thục sinh dục. Trong khi đó ở cá Pn. septemradiatus nhóm cá nhỏ ăn chủ yếu là kiến (73,96%), kế đến là mùn (15,17%), các loại thức ăn khác chiếm dưới 5%. Tuy nhiên ở nhóm cá trưởng thành thì hàm lượng cua trong phổ thức ăn của chúng tăng cao (24,91%) và hàm lượng kiến giảm xuống còn 49,85% (Dinh et al., 2018c). 21
  25. 4.4.5.3 Phổ thức ăn theo mùa Phổ thức ăn của loài G. aureus có sự biến động giữa mùa khô và mùa mưa. Trong mùa khô cá nhỏ chiếm ưu thế nhất trong phổ thức ăn, kế đến là tép và thức ăn khác. Trong khi đó, vào mùa mưa khối lượng tép chiếm rất lớn trong phổ thức ăn. hối lượng cá trong mùa này giảm hơn một nửa so với mùa khô. Ngoài ra trong mùa mưa còn có sự góp mặt của khối lượng phiêu sinh động vật nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Ở loài G. sparsipapillus phổ thức ăn cũng có sự khác biệt giữa hai mùa, cụ thể, trong mùa mưa Tép chiếm tỷ lệ 50,65% tiếp theo là cá nhỏ chiếm 38,35% và thấp nhất là thức ăn khác chiếm 11,00%. Trong khi đó kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thành phần thức ăn ở mùa khô thì cá chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 60,30%, tiếp theo là Tép chiếm 36,81%, thức ăn khác chiếm tỷ lệ rất thấp 2,9% loại thức ăn khác ở khô chiếm khoảng 1/4 loại thức ăn này ở mùa mưa. Tuy thành phần thức ăn của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus có sự khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô khác nhau. Nhưng nhìn chung cả hai loài cá này đều sử dụng tép và cá con làm nguồn thức ăn chính trong hai mùa. Đều này cho thấy hai loại thức ăn này rất phong phú và dễ tìm thấy trong các môi trường từ nước ngọt đến nước lợ và nước mặn. Các loài cá khác phân bố ở các khu vực của ĐBSCL cũng có nguồn thức ăn chính ổn định giữa mùa khô và mùa mưa, có thể kể đến như: Es. melanosoma (Dinh et al., 2017), Pn. schlosseri ( Lâm và ctv., 2019), Pn. septemradiatus (Dinh et al., 2018c). 4.4.5.4 Phổ thức ăn theo địa điểm Phổ thức ăn của loài G. aureus có sự khác biệt rõ rệt giữa bốn điểm nghiên cứu. Tương tự như loài G. aureus, tại CRCT, phổ thức ăn của loài G. sparsipapillus cũng chiếm phần lớn bởi tép và cá nhỏ. Tuy nhiên ở loài cá này thức ăn khác có khối lượng chiếm tỉ lệ khá lớn đặc biệt là ở LPST chiếm tỷ lệ 32,62% trong phổ thức ăn, nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn so với tép 48,22% và cá nhỏ có khối lượng nhỏ nhất trong các loại thức ăn của cá tại khu vực này chiếm 19,16%. Tại các điểm có phổ thức ăn gần giống nhau với tép và cá nhỏ là nguồn thức ăn chủ đạo. Thức ăn khác đóng vai trò nhỏ hơn trong phổ thức ăn của cá tại ba khu vực này với tỷ lệ lần lượt là 1,92%, 7,55% và 7,07%. Kết quả thử nghiệm Permanova chỉ ra rằng thành phần chế độ ăn của loài G. aureus không phụ thuộc vào mùa nhưng bị ảnh hưởng bởi địa điểm lấy mẫu (Permanova, Pseudo-F=10,66; p<0,01). Thử nghiệm tiếp theo, Kruskal Wallis H, cho thấy ba loại thức ăn: tép (thử nghiệm Kruskal Wallis H, 2=27,30; p<0,01), cá nhỏ (2= 8,60; p<0,01) và thức ăn khác (2=63,24; p<0,01) là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của thành phần thức ăn ở bốn địa điểm. Sự khác biệt về phổ thức ăn ở loài G. sparsipapillus là do sự thay đổi thành phần của cá nhỏ (2 =10.66, p=0,014) trong phổ thức ăn. Phổ thức ăn tổng của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus trong nghiên cứu này là tương đương nhau với 3 loại thức ăn là tép, cá nhỏ và thức ăn khác. Qua đó thấy được hai loài cá này có nguồn thức ăn hẹp hơn so với một số loài cá trong khu vực như ở cá Pn. septemradiatus bao gồm 6 loại thức ăn: cá, tép, ốc, cua, kiến và mùn (Dinh et al., 2018c). Trong khi cá Thòi lòi Pn. schlosseri gồm 5 loại thức ăn: cá, tôm, ốc, còng, kiến và mùn (Lâm và ctv., 2019). So với loài này thì St. pleurostigma có thành phần thức ăn đa dạng với 5 nhóm thức ăn (mùn bã hữu cơ, giáp xác, trứng cá, cá con và phiêu sinh động vật) (Quang & My, 2018), Cấu trúc quần thể của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus 22
  26. 4.4.5.5 Tần suất chiều dài Kết quả phân tích 958 cá thể thuộc loài G. aureus cho thấy loài cá này có nhóm chiều dài phân bố tương đối rộng. Có 17 nhóm cá có chiều dài 5 - 22 cm, trong đó kích thước phổ biến nhất của loài này ở 4 điểm lấy mẫu CRCT, LPST, HBBL, ĐDCM là 9 - 10, 10 - 11 và 11 - 12 cm. Kết quả phân tích 1.118 cá thể thuộc loài G. sparsipapillus cho thấy loài cá này có nhóm chiều dài phân bố tương đối rộng. Có 12 nhóm cá có chiều dài 6 - 18 cm, trong đó kích thước phổ biến nhất của loài này ở 4 điểm lấy mẫu là 9 - 10, 10 - 11 và 11 - 12 cm. 4.4.5.6 Tỷ lệ đực - cái Kết quả nghiên cứu 958 cá thể thuộc loài G. aureus tại 4 điểm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giới tính của loài này bị thay đổi tại các điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, tỷ lệ đực - cái chung của loài này ở các điểm nghiên cứu tương đương với tỷ lệ 1: 1. Đối với quần thể G. sparsipapillus đã thu được 1.118 cá thể thuộc loài từ 4 địa điểm thu mẫu kết quả phân tích loài này có tỷ lệ đực - cái tương đương 1: 1. Tỷ lệ đực - cái ở các loài có thể thay đổi tùy thuộc vào môi trường sống và tập tính của từng loài. Tuy nhiên, tỷ lệ đực - cái 1: 1 tương tự như 2 loài trên được tìm thấy ở nhiều loài cá khác như loài G. giuris (0,85: 1,00) (Quang & Trọng, 2014), loài Bs. boddarti ( 0,90: 1,00) (Dinh et al., 2015), loài Pa. serpersater (0,96: 1,00) (Dinh et al., 2016b) và loài Pn. schlosseri (1,16: 1,00) (Lâm và ctv., 2019). 4.4.5.7 Đường tăng trưởng von Bertalanffy Dữ liệu dẫn suất chiều dài của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus được chuyển đổi thành đường cong tăng trưởng. Kết quả phân tích quần thể G. aureus có các tham số L∞=30,44 cm, K=0,51/năm, t0=-0,09, và phương trình đường cong tăng trưởng von Bertalanffy cho quần -0,51 (t+0,09) thể này là Lt=30,44 (1-e ). Kết quả này ở các loài G. sparsipapillus, sau khi chuyển đổi sang đường cong tăng trưởng, lần lượt là L∞=22,02 cm, K=0,62/năm, t0=-0,15 và phương trình -0,62(t+0,15) đường cong tăng trưởng Von Bertalanffy của toàn bộ quần thể này là Lt=22,02(1-e ). 4.4.6.4 Đánh giá tình trạng khai thác Hai quần thể cá bống thuộc giống Glossogobius đều có tỷ lệ đánh bắt lớn hơn E50. Điều này cho thấy cả hai quần thể đều đã bị khai thác quá mức. Vì vậy, cần phải có các biện pháp thay thế để hạn chế tình trạng đánh bắt quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên đối với giống Glossogobius. Tuy nhiên, tuổi thọ tối đa của hai quần thể này tương đối cao so với một số quần thể cá khác sống ở ĐBSCL như Pd. elongatus (4,35 năm) (Tran et al., 2007), Bs. boddarti (3,55 năm) (Dinh, 2015), Pa. serpersater (4,05 năm) (Dinh et al., 2015), St. pleurostigma (3,61 năm) (Dinh & Nguyen, 2018) và Bu. koilomatodon (3,19 năm) (Dinh et al., 2020). Kết quả phân tích thống kê cho thấy số lượng cá đực tương đương với cá cái trong quần thể của loài G. aureus và có kết quả tương tự ở loài G. sparsipapillus điều này cho thấy hai loài này có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản trong tương lai do tốc độ tăng trưởng cao không đổi. Bên cạnh đó đàn cá trong khu vực nghiên cứu hiện nay đang bị khai thác quá mức, do nên đánh bắt cá bằng lưới có mắc lưới lớn và có chiến lược khai thác bền vững góp phần cho công tác bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học trong tương lai. 23
  27. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Ba loài G. aureus, G. giuris và G. sparsipapillus có kính thước vùng gen COI khoảng 650 bp và vùng gen Cytb khoảng 1.000 bp. Trình tự vùng gen Cytb đóng vai trò rõ ràng trong việc phân biệt ba loài G. aureus, G. giuris và G. sparsipapillus. Loài G. aureus và G. sparsipapillus có kiểu tăng trưởng bất đẳng ưu thế chiều dài theo thời gian. Cả hai loài này đều thích nghi tốt với môi trường chúng đang sống vì có hệ số điều kiện lớn hơn 1. Khối lượng đá tai ở hai loài G. aureus và G. sparsipapillus không có sự khác biệt đáng kể giữa bên phải và bên trái nhưng có sự khác biệt về chiều dài, chiều rộng và giữa các địa điểm nghiên cứu. Khối lượng của đá tai ở các loài cá này có thể được dùng ước lượng sự tăng trưởng của cá do chúng có mối tương quan thuận với chiều dài, khối lượng, chiều cao cơ thể và chiều dài đầu của cá. Loài G. aureus và G. sparsipapillus thuộc nhóm cá ăn động vật với hệ số sinh trắc ruột nhỏ hơn 1, với phổ thức chủ yếu là giáp xác, cá nhỏ và thức ăn khác. Hệ số béo của loài G. aureus có sự thay đổi theo mùa, trong khi giá trị này của G. sparsipapillus chịu ảnh hưởng bởi sự tác động kết hợp của hai yếu tố mùa vụ và điểm thu mẫu. Sự khác biệt không đáng kể về chỉ số GI của hai loài G. aureus và G. sparsipapillus cho thấy cường độ ăn không thay đổi đáng kể ở tất cả các yếu tố. Tỷ lệ giới tính giữa cá đực và cá cái của cả 2 quần thể G. aureus và G. sparsipapillus xấp sĩ 1:1. Tuổi thọ tối đa của quần thể G. aureus và G. sparsipapillus ở bốn khu vực nghiên cứu cho kết quả khá cao. Kết quả phân tích cũng cho thấy cả hai quần thể có xu thế bị khai thác quá mức và tỷ lệ chết do khai thác cao. 5.2 Đề xuất Phân tích thêm một số gen trong nhân nhằm phục vụ cho công tác định loại và đánh giá mối quan hệ di truyền của những loài cá này ở khu vực nghiên cứu. Phân tích đồng vị bền δ13C và δ15N trong cơ cá và nhóm thức ăn đã được ghi nhận trong phổ thức ăn của cá từ môi trường để làm cơ sở xác định chúng có hấp thụ được chất dinh dưỡng từ những loại thức ăn này hay không. Đây là cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo về nuôi nhân tạo của loài này trong tương lai. Chiều dài khai thác cho phép của cá nên lớn hơn chiều dài đánh bắt đầu tiên (>10,1 cm ở loài G. aureus và >7,3 cm ở loài G. sparsipapillus) để đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ở khu vực nghiên cứu. 24