Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi..

pdf 156 trang lethuy22 04/04/2025 100
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi..", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfLUAN AN.pdf
  • pdfBản trích yếu Luận án.pdf
  • pdfPhụ Lục.pdf
  • pdfThông tin lên web.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án.pdf

Nội dung tài liệu: Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi..

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Thị Tú Trinh NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THIẾT KẾ CHẾ THỬ QUẦN TẬP THỂ THAO ÁP LỰC CHO PHỤ NỮ TUỔI TRUNG NIÊN CÓ SỬ DỤNG BĂNG HỖ TRỢ GIẢM BÉO CHỨA VI NANG TINH DẦU QUẾ Ngành: Công nghệ Dệt, May Mã số: 9540204 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ DỆT, MAY Hà Nội – 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CHU DIỆU HƯƠNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. A. THÔNG TIN CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của luận án Quần thể thao legging là một sản phẩm dệt may có thiết kế bó sát giúp định hình vùng bụng dưới, đùi và mông giúp làm eo thon gọn. Vật liệu sử dụng để may quần thường mỏng nhẹ, co giãn tốt giúp mặc thoải mái nên rất thông dụng. Tính chất, cấu trúc vật liệu và cấu trúc sản phẩm ảnh hưởng đến mức độ áp lực và sự tiện nghi của sản phẩm may mặc. Đo lường áp lực là điều kiện cần thiết để kiểm tra áp lực hàng may mặc bó sát. Thiết bị đo lường áp lực cho quần áo nén chưa sử dụng phổ biến và còn nhiều hạn chế đặc biệt là khi đo các kích thước lớn như ở vùng bụng cơ thể người. Hiện tượng béo bụng ở phụ nữ gây mất thẫm mỹ hình dáng cơ thể và ảnh hưởng đến giá trị áp lực vùng bụng khi mặc quần tập bó sát. Nhu cầu sử dụng sản phẩn may mặc cho mục đích giảm béo là nhu cầu cấp thiết trong đời sống hiện nay Hiên nay công nghệ vi nang đã được nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực công nghệ. Trong đó, một số dệt may ứng dụng vi nang đã đạt nhiều kết quả như vải chống nắng, chống cháy, đổi màu, kháng khuẩn .Tinh dầu quế được chiết xuất từ thiên nhiên khi sử dụng có tính an toàn, tuy nhiên tinh dầu có đặc tính dễ bay hơi nên làm hạn chế thời gian sử dụng và gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếpTinh dầu quế chiết xuất từ thiên nhiên có thể dùng làm thực phẩm hay massage để giảm béo. Do tính chất dễ bay hơi và nóng nên sử dụng vi nang để giữ được hoạt tính trong thời gian dài hơn và không gây kích ứng da. Nghiên cứu thiết kế quần tập có áp lực phù hợp và kết hợp với băng tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế để hỗ trợ hiệu quả của quá trình tập thể dục giảm béo vùng bụng cho phụ nữ trung niên là mục đích mà tác giả thực hiện luận án với tên đề tài: “Nghiên cứu cơ sở thiết kế chế thử quần 1
  4. tập thể thao áp lực cho phụ nữ tuổi trung niên có sử dụng băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế” 2. Mục đích nghiên cứu Có được cơ sở thiết kế và chế thử quần tập thể thao legging áp lực. Có được quy trình kiểm soát quá trình giải phóng hoạt chất tinh dầu quế của vi nang để hỗ trợ giảm béo. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Vi nang chứa tinh dầu quế có vỏ là Eudragit RSPO kích thước trung bình 25-30 µm hoạt chất là tinh dầu quế tự nhiên được bọc trong lõi của vi nang. Quần tập legging tạo áp lực kết hợp băng tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế hỗ trợ giảm béo bụng. 4. Phạm vi nghiên cứu Vải dệt kim single từ sợi CVC và từ sợi TC được thiết kế cài sợi spandex trên vòng sợi với 8 tỷ lệ khác nhau. Sản phẩm quần legging được thiết kế cho phụ nữ tuổi trung niên 5. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thiết kế, đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim và lựa chọn vải để thiết kế quần legging áp lực. -Thiết kế quần tập thể thao legging theo áp lực tiện nghi phù hợp cho quá trình tập và có thể kiểm soát giải phóng hoạt chất tinh dầu quế. - Nghiên cứu khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng vải chứa vi nang tinh dầu quế với các độ giãn khác nhau của vải. - Đánh giá hiệu quả giảm béo bụng của quần tập legging có băng chứa vi nang tinh dầu quế hỗ trợ giảm béo. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tổng các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới có liên quan. - Nghiên cứu thực nghiệm: 2
  5. + Nghiên cứu thiết kế và đánh giá tính chất cơ lý của vải dệt kim single CVC và TC có tỷ lệ cài sợi spandex khác nhau về khối lượng, độ dày, mật độ, độ thoáng khí, thiết lập đường cong tải trọng - độ giãn của vải. + Xác định các thành phần biến dạng và phục hồi rão. Xây dựng phương trình rão của vải dệt kim single CVC và TC. + Thiết kế quần legging dựa trên cơ sở áp lực tiện nghi, độ giãn của vải, kích thước cơ thể và độ dư cử động. + Thiết kế thiết bị đo áp lực có cảm biến điện trở kết hợp với nhiệt độ sử dụng kiểm tra áp lực thực tế của quần legging khi mặc. + Xây dựng phương pháp đánh giá độ bền mùi và khả năng giải phóng họat chất của vi nang chứa tinh dầu quế bằng phương pháp chuyên gia kết hợp với pha loãng, so sánh và cho điểm. Phương pháp được kiểm chứng đo hấp thụ nồng độ mùi bằng Uvis. + Đánh giá hiệu quả giảm béo của quần legging có băng tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế với chương trình tập thể dục xoay eo và so sánh kết quả của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 7. Ý nghĩa khoa học của luận án - Xây dựng cơ sở khoa học cho phép từ 8 loại vải dệt kim co giãn, chọn được loại vải phù hợp nhất để làm quần tập legging cho phụ nữ tuổi trung niên là vải CVC vòng kép cài spandex trên 100% hàng vòng. - Xây dựng được cơ sở thiết kế quần legging đảm bảo đạt được áp lực mong muốn cho trước. - Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầu quế ra cơ thể người qua định lượng mùi hương bằng phương pháp chuyên gia kết hợp bằng UV-Vis. - Bước đầu đã đánh giá được hiệu quả hỗ trợ giảm béo của sản phẩm luận án bằng phương pháp in vivo. 8. Giá trị thực tiễn của luận án 3
  6. - Thiết kế được sản phẩm quần tập thể thao có áp lực có ứng dụng vi nang chứa hoạt chất tinh dầu quế để hỗ trợ giảm béo bụng cho đối tượng là phụ nữ tuổi trung niên. Sản phẩm quần tập có thể phát triển theo hướng thương mại, ứng dụng cho nhu cầu tập thể thao giảm béo hay định hình bụng. - Thiết kế chế tạo được hệ thống đo lường áp lực có kết hợp đo nhiệt độ góp phần kiểm tra, đánh giá áp lực tiện nghi cho sản phẩm may mặc. - Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng việc giải phóng tinh dầu quế ra cơ thể người bằng phương pháp chuyên gia và định lượng bằng UV-Vis phù hợp áp dụng trong thực tế. 9. Điểm mới của luận án - Xây dựng được cơ sở thiết kế quần tập thể thao legging có áp lực tại vùng bụng. - Xác định được áp lực phù hợp tại vùng bụng khi sử dụng quần legging với mục đích hỗ trợ giảm béo. - Sử dụng vi nang tinh dầu quế kết hợp với quần legging để giảm béo. - Xây dựng được phương pháp đánh giá định lượng độ bền mùi của vi nang tinh dầu quế để làm cơ sở kiểm soát quá trình giải phóng hoạt chất tinh dầu quế trên băng vải khi mặc quần legging giảm béo 10. Kết cấu của luận án Phần chính của luận án gồm có 3 chương Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về trang phục thể thao, sản phẩm may mặc tạo áp lực, đặc điểm nhân trắc phụ nữ tuổi trung niên, vi nang và các ứng dụng. Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN Chương 1 của luận án trình bày tổng quan về trang phục thể thao, phân loại trang phục thể thao, các đặc trưng cần thiết của trang phục thể thao. 4
  7. Quần thể thao leging thiết kế bó sát có áp lực, quần được thiết bằng phương pháp tính toán theo hệ công thức và thiết kế trên manocan. Cấu trúc quần áo bó sát được thiết kế là vải dệt kim có tính đàn hồi, mẫu xây dựng có độ giãn là giá trị âm, kích thước thiết kế nhỏ hơn kích thước cơ thể. Sản phẩm may mặc tạo áp lực được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, thẫm mỹ tạo dáng và thể thao. Giá trị áp lực của sản phẩm phụ thuộc vào chức năng sử dụng sẽ được phân bố từ thấp đến cao. Áp lực tối ưu cho sản phẩm băng nén, vớ nén y tế trong khoảng từ 30-40 mmHg, quần thể thao có áp lực tiện nghi trong khoảng từ 9-30 mmHg tùy theo từng bộ phận cơ thể, áp lực trong phạm vi từ 30 mmHg trở lên sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vật liệu cho quần áo thể thao áp lực làm bằng vật liệu tự nhiên pha trộn với vật liệu tổng hợp và được sản xuất với nhiều kỹ thuật dệt khác nhau. Các thông số cấu trúc có ảnh hưởng đến đặc tính của vải và độ tiện nghi của sản phẩm. Các biến dạng của vải xảy ra trong quá trình sử dụng ảnh hưởng đến sự ổn định kích thước thiết kế, Ứng dụng phương trình biến dạng rão sử dụng trong thiết kế quần legging sẽ khác phục được sự suy giảm ứng sức trong quá trình sử dụng. Áp lực quần áo được xác định trực tiếp bằng thiết bị đo hoặc gián tiếp bằng mô phỏng và tính toán lý thuyết bằng các phương trình Laplace. Hệ thống đo áp lực trực tiếp được thiết kế với các loại đầu dò khác nhau như khí nén, điện trở hay chất lỏng, Cảm biến áp suất có nhiều giao diện khác nhau, độ chính xác của cảm biến kém và ảnh hưởng bởi độ cong của cơ thể. Đặc điểm nhân trắc phụ nữ trung niên thay đổi về cân nặng tăng, chiều cao giảm và đặc biệt là chu vi vòng eo, vòng bụng tăng ảnh hưởng đến thẫm mỹ khi mặc quần bó sát. Phương pháp tập thể dục kết hợp với quần thể thao legging tạo áp có băng hỗ trợ giảm béo với hoạt chất là tinh dầu 5
  8. quế có tính an toàn và tăng hiệu quả giảm béo. Tinh dầu quế chiết xuất từ thiên nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tinh dầu có tính nóng dễ gây kích ứng da nên sử dụng bao vi nang là phù hợp. Giúp cho phụ nữ có thêm phương pháp giảm béo để lựa chon. Kiểm tra đánh giá hiệu quả giảm béo khi mặc quần thể thao legging có băng hỗ trợ bằng phương pháp gián tiếp cân đo các chỉ số nhân trắc và đo trực tiếp mỡ cơ thể, mỡ nội tạng bằng thiết bị đo trở kháng sinh học. Đánh giá kết quả trước và sau khi tập xoay eo. So sánh kết quả thống kê kiểm định T-Test của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tóm lại, Trang phục thể thao thiết kế cho các hoạt động thể chất cao nên phải đáp ứng được các yêu cầu về tính chất vật liệu và cấu trúc của sản phẩm. giúp cho người mặc có cảm giác thoải mái về sinh lý nhiệt, co giãn tạo thoải mái khi hoạt động thể thao. Quần legging là quần bó sát chân, tạo áp lực tiện nghi lên cơ thể, thoải mái di chuyển chân và tạo form dáng khi mặc. Áp lực của quần leggings được nghiên cứu sử dụng trong trang phục thể thao để tăng hiệu suất tập. Áp lực của quần áo có thể tính toán lý thuyết bằng công thức Laplce nên cân nhắc tới hình dạng và kích thước vị trí cơ thể Phụ nữ trung niên có đặc điểm béo bụng và tăng cân ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Cải thiện hình dáng bằng phương pháp giảm cân phù hợp là nhu cầu cần thiết. Tập thể dục kết hợp sử dụng hoạt chất giảm béo có nguồn gốc tự nhiên như tinh dầu quế là phương pháp an toàn và nâng cao hiệu quả giảm béo CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Vi nang (cung cấp bởi đề tài T2021-PC-044) có vỏ là Eudragit RSPO kích thước trung bình 25-30 µm hoạt chất là tinh dầu quế tự nhiên được bọc trong lõi của vi nang 6
  9. - Quần tập thể thao legging có thiết kế áp lực được xác định ở vùng bụng. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu thiết kế, lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần legging tạo áp lực - Xác định tính chất cơ lý của vải về khối lượng, độ dày, mật độ, độ thoáng khí, độ kéo giãn, độ rão, phục hồi rão. Xây dựng hàm rão của vải dệt kim. Đánh giá biến dạng rão, phục hồi rão và xây dựng phương trình biến dạng rão cho các loại vải dệt kim CVC và TC. Chọn vải dệt kim phù hợp cho thiết kế quần legging. 2.2.2. Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao legging có áp lực phù hợp ở vùng bụng - Chọn áp lực phù hợp. Tính lực kéo giãn của vải bằng phương trình Laplace - Xác định độ giãn của vải trên đường cong tải trọng – độ giãn thực hiện trên máy kéo đứt. Tính lượng dư cử động đưa vào công thức thiết kế quần legging và băng hỗ trợ giảm béo theo công thức. Thiết kế thiết bị đo áp lực có cảm biến điện trở và cảm biến nhiệt, kiểm tra áp lực thực tế của quần legging khi mặc lên cơ thể tại vùng bụng. 2.2.3. Nghiên cứu giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ băng hỗ trợ giảm béo chứa vi nang. - Xây dựng phương pháp đánh giá định lượng độ bền mùi thơm trên băng vải tráng phủ vi nang tinh dầu quế bằng phương pháp chuyên gia kết hợp so sánh với pha loãng và phân tích xếp hạng cho điểm. - Đánh giá khả năng giải phóng hoạt chất tinh dầu quế từ vi nang khi chịu ảnh hưởng 4 độ giãn của băng vải. - Đánh giá khả năng giải phóng tinh dầu quế trong dung dịch n-Heptan bằng phương pháp hấp thụ phân tử UV-Vis. 2.2.4. Đánh giá hiệu quả giảm béo. 7
  10. - Xây dựng phương thức luyện tập thể dục phù hợp cho phụ nữ trung niên béo bụng - Đánh giá hiệu quả giảm béo bằng phương pháp in vivo. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải dệt kim CVC và TC có 8 tỷ lệ vòng sợi cài spandex - Xác định khối lượng: theo tiêu chuẩn TCVN 8042: 2009 - Xác định độ dày: theo tiêu chuẩn TCVN 5071: 2007 với độ chính xác là 0,01mm - Xác định mật độ: Đo bằng loại kính chuyên dùng theo tiêu chuẩn (TCVN5794-1994). - Xác định độ thoáng khí: đo trên máy SDLATLAS, Mẫu được chuẩn bị theo tiêu chuẩn (TCVN 5092:2009) - Xác định độ giãn: Đo trên máy kéo đứt Mesdanlab (TCVN5795: 1994). Mẫu được chuẩn bị (TCVN 1748 : 2007). Xây dựng đường cong tải trọng - độ giãn của vải - Xác định biến dạng rão, biến dạng lơi và phục hồi của vải theo tiêu chuẩn TCVN 1592:2013. - Thí nghiệm biến dạng rão: Mẫu có kích thước 200 mm x50 mm, theo hướng chiều dài và chiều rộng. Tải trọng không đổi là 2,38N. Đo biến dạng của vải tại thời điểm 0, 5, 10, 15, 30 và 60 phút từ lúc treo tải. Đo phục hồi rão tại thời điểm 0, 5, 10, 15, 30 và 60 phút từ lúc bỏ tải. - Các số liệu xử lý bằng phần mềm Excel. 2.3.2. Nghiên cứu thiết kế quần tập thể thao legging có áp lực ở vùng bụng. - Đo các thông số cơ thể theo tiêu chuẩn TCVN 5781 : 2009 - Chọn áp lực cho thiết kế quần là 11 mmHg dựa vào giá trị áp lực tiện nghi tại vùng bụng của các nghiên cứu tổng quan. - Tính lực kéo giãn của vải bằng phương trình Laplace 8
  11. (2.1) Trong đó: P là áp lực lựa chọn 11 (mmHg); T là lực kéo giãn của băng (Kgf); C là chu vi vùng bụng (cm); W là độ rộng của băng (cm); n là số lớp băng là 2 - Tra bảng kết quả thực nghiệm kéo giãn trên máy Mesdanlab để tìm ra độ giãn tương ứng với lực kéo giãn [Bảng PL5.1]. - Tính chu vi ban đầu của quần legging theo phương trình (2.2) Trong đó: l0 là chu vi ban đầu của quần, l là chu vi của quần khi mặc tương đương kích thước cơ thể, ɛ là độ giãn ngang của vải. - Tính lượng dư cử động dựa trên kích thước cơ thể và kích thước bàn đầu của quần. Thiết kế quần legging và băng chứa vi nang theo hệ công thức. - Thiết kế hệ thống đo áp lực và nhiệt độ: thiết bị đo áp lực sử dụng cảm biến FSR402.(hình 2.1) Hình 2.1 : (a) Sơ đồ khối của hệ thống đo áp lực; (b) Thiết bị đo áp lực - Kiểm tra áp lực thực tế của quần ở trước bụng sau khi thiết kế chế thử với 8 chu vi vòng bụng. 2.3.3. Nghiên cứu độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất của vi nang chứa tinh dầu quế 9
  12. - Băng có tráng phủ vi nang là vải dệt kim interlock từ sợi CVC (60% cotton,40% PE) - Tinh dầu quế ở dạng lỏng được chứa trong vi nang Eugrarit RSPO, tạo ra bằng phương pháp dung môi bay hơi. - Đánh giá định lượng mùi khi bị ảnh hưởng bởi 4 độ giãn bằng phương pháp chuyên gia kết hợp so sánh với mẫu pha loãng xếp hạng có thang đo cường độ của mùi từ 0 đến 100 điểm. - Lấy mẫu theo tiêu chuẩn ASTM D 1292-10. Số thành viên chuyên gia tham gia đánh giá theo TCVN 3215 – 79. - Kiểm chứng phương pháp chuyên gia bằng phương pháp UV-Vis đo hấp thụ phân tử tinh dầu quế ảnh hưởng bởi độ giãn của vải. 2.3.4. Đánh giá hiệu quả giảm béo. - Tám nữ tình nguyện có đặc điểm nhân trắc: tuổi từ 40,5±5,5, cân nặng 58,5 ± 7,5, Chiều cao 152 ± 4, BMI 25,5±3, chia thành 2 nhóm thực nghiệm (sử dụng quần legging có băng hỗ trợ giảm béo) và nhóm đối chứng (sử dụng quần legging không có băng). - Chương trình tập xoay eo trên đĩa, thực hiện trong 6 tuần và 30 phút/1 buổi, 6 buổi/1 tuần. - Các số liệu nhân trắc chiều cao, cân năng, vòng eo, vòng bụng, phần trăm mỡ cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI) được thu thập trước và sau chương trình tập. - Thiết bị, dụng cụ đo gồm: Cân có thước đo chiều cao TZ-120, thước dây có chia vạch cm, may đo mỡ cơ thể Omron HBF-212 - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS25. CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu lựa chọn vải dệt kim để thiết kế quần legging tạo áp lực 3.1.1. Đánh giá khối lƣợng của vải g/m2 10
  13. Khối lượng của vải dệt kim single từ sợi CVC (60% cotton, 40% PE) và sợi TC(35% cotton, 65%PE) có xu hướng tăng khi tỷ lệ sợi cài spandex tăng. Vải có tỷ lệ vòng sợi cài sợi spandex là 100, 50, 33, và 25% thì khối lượng g/m2 của vải CVC tăng tương ứng là 195,6; 176,0; 166,0 và 162,4 g/m2 và khối lượng của vải TC là 212,5; 210,1; 195,5 và 180,4 g/m2. Khối lượng vải tăng lên là do tăng thêm khối lượng của sợi spandex khi cài vào các vòng sợi. Khối lượng của vải dệt kim TC cao hơn vải dệt kim CVC do chiều dài vòng sợi của vải dệt kim TC là 3 mm vải CVC là 3,2 mm nên số sợi dệt trong diện tích đo khối lượng của vải TC sẽ ít hơn. 3.1.2. Độ dầy vải Độ dầy của 2 loại vải dệt kim từ sợi CVC và sợi TC có xu hướng là vải càng có nhiều tỷ lệ vòng kép thì độ dày càng tăng. So sánh kết quả độ dầy của 2 loại vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vòng kép 100% thấy rằng độ dầy bằng nhau là 0,52 mm vì quá trình dệt vòng kép làm cấu trúc của vải chặt chẻ. Đối với vải có tỷ lệ vòng kép 50% thì vải dệt kim CVC chiếm ưu thế hơn là do sợi cotton xốp hơn sợi Polyeste và thành phần cotton của vải CVC chiếm nhiều hơn. 3.1.3. Mật độ vải Mật độ dọc của 2 loại vải dệt kim CVC và vải TC đều cho kết quả thấp hơn so với mật độ ngang và mật độ sẽ giảm dần khi tỷ lệ vòng sợi kép càng cao do sợi spandex được cài theo hướng hàng vòng nên số sợi theo hướng dọc sẽ tăng lên trên diện tích đo nên số sợi khi đếm được theo hướng dọc sẽ cao hơn hướng ngang. So sánh mật độ của 2 loại vải có cùng tỷ lệ vòng kép 100% thì vải dệt kim CVC có mật độ dọc là 208 sợi/10 cm, mật độ sợi ngang 156 sợi/10 cm, trong khi đó vải TC có mật độ dọc 217 sợi/10 cm và mật độ ngang 161 sợi/10 cm. Vải CVC có mật độ thấp hơn TC là do chiều dài vòng sợi của vải CVC dài hơnvà sợi xốp nên số vòng sợi ít hơn vải. 11
  14. 3.1.4. Độ thoáng khí Độ thoáng khí của vải dệt kim từ sợi CVC và sợi TC có xu hướng vải càng có tỷ lệ vòng kép càng cao thì độ thoáng khí càng thấp. Cụ thể là độ thoáng khí của vải dệt kim CVC đạt các giá trị 345,9; 562,7; 646,9 và 684,8 L/m2/s khi tỷ lệ cài sợi spandex tương ứng là 100; 50; 33 và 25%. Vải dệt kim TC khi có tỷ lệ vòng sợi cài sợi spandex tăng lần lượt là 50, 66,6, 75 và 100% thì độ thoáng khí giảm lần lượt là 551,2; 456,3; 319 và 312,4 (L/m2/s). Độ thoáng khí của vải dệt kim CVC chiếm lợi thế hơn vải TC. Nguyên nhân là do vải CVC có tỷ lệ cotton chiếm 60%, sợi có chứa thành phần Polymer Cellulose có tính xốp làm cho không khí hoặc hơi ẩm dễ dàng xuyên qua làm tăng khả năng dễ khô thoáng và thấm mồ hôi tốt. Vải dệt kim CVC có chiều dài vòng sợi dài hơn vải TC nên làm tăng độ thoáng khí. Đặc trưng này của vải chính là yếu tố quan trọng cho việc chọn lựa vải để thiết kế quần áo thể thao. 3.1.5. Biến dạng kéo giãn Hình 3.1(a) Biểu đồ đường cong tải trọng- độ giãn của 4 mẫu vải TC (b) Biểu đồ đường cong tải trọng- độ giãn của 4 mẫu vải CVC Đường cong tải trọng- độ giãn của vải TC và vải CVC với các tỷ lệ vòng sợi cài sợi spandex trên hình 3.1 cho thấy khi tỷ lệ vòng sợ cài sợi spandex càng tăng thì độ giãn của vải có xu hướng càng giảm trọng. Hình 3.1a cho 12
  15. thấy khi ở cùng tải trọng 80 N vải TC có tỷ lệ vòng sợi cài sợi spandex là 100% và 75% có độ giãn ngang tương ứng là 150,3 % và 146,7 % trong khi đó vải TC có tỷ lệ 66% và 50% có độ giãn ngang là 159 % và 155,4%. Hình 3.1 b thể hiện đường cong tải trọng - độ giãn ngang của vải dệt kim từ sợi CVC khi ở cùng một tải trọng 80 N vải CVC với tỷ lệ 100% và 50% vòng sợi cài sợi spandex có độ giãn ngang tương ứng là 174,3% và 188,1% trong khi với tỷ lệ 33% và 25% có độ giãn ngang tương ứng là 175% và 182,7% 3.1.6. Độ rão và phục hồi rão Ứng dụng mô hình đàn hồi nhớt cho mỗi loại vải, mô hình ba phần tử Voigt biểu diễn các thành phần biến dạng dưới dạng lò xo mắc nối tiếp (hình 3.2). Hình 3.2 : Mô hình cơ học 3 phần tử Trong đó, lò xo K1, K2 là các mô đun đàn hồi trên một đơn vị chiều rộng (Ncm-1), Y1 là hệ số độ nhớt trên đơn vị chiều rộng (Ncm-1s) và F1 là tải trọng tác dụng trên một đơn vị chiều rộng (Ncm-1). Thời gian biểu thị là t thì tổng biến dạng của hệ thống được tính như sau: Ɛf = + (3.1) F1 = K1 Ɛ1 =K2 Ɛ2 + y1 Ɛy (3.2) K1 đại diện cho biến dạng tức thời khi tác dụng lực hoặc loại bỏ lực tại thời điểm bằng t = 0 phút. Hệ K2 và y1 đại diện cho biến dạng trễ của hệ thống. 13
  16. ɛ1, ɛ2 và ɛy là là các biến dạng từng phần tử của mô hình. Từ phương trình hàm rão (3.1) thiết lập được hàm rão của vải CVC 100% tỷ lệ cài sợi spandex như sau: Ɛcvc100 = ) =20,85 – (3.3) Các phương trình xác định có thể được ứng dụng để dự đoán biến dạng theo thời gian như khi sử dụng quần áo cho buổi tập thể dục. Hình 3.3: Các thành phần biến dạng của vải CVC và TC có cùng tỷ lệ vòng sợi cài spandex 100% và 50% theo hướng ngang. So sánh biến dạng các mẫu vải dệt kim từ sợi CVC và sợi TC có vòng kép là sợi Spandex với tỷ lệ giống nhau như 100% và 50% (Hình 3.23) có thể thấy rằng vải dệt kim từ sợi CVC sau khi chịu tải trong thời gian 60 phút có biến dạng toàn phần theo chiều ngang là 44,41%, biến dạng dư là 1,66%, vải dệt kim từ sợi TC có biến dạng toàn phần là 39,09% và biến dạng dư là 11,16%. Như vậy, về tính chất biến dạng rão thì vải dệt kim CVC chịu ảnh hưởng bởi thành phần của sợi nhiều hơn, khả năng phục hồi vải dệt kim từ sợi TC phục hồi nhanh hơn, vải có thể phục hồi 98,84%, vải dệt kim từ sợi CVC phục hồi 98,34%. Nguyên nhân do thành phần cotton trong vải TC có thành phần polyester chiếm 65% nhiều hơn so với thành phần polymer có trong vải dệt kim CVC là 35%, polymer của sợi Polyester có cấu tạo hình ziczac nên khả năng đàn hồi rất tốt. 14
  17. Khi nghiên cứu các tính chất của hai loại vải dệt kim từ sợi CVC và sợi TC thấy rằng khi vải có tỷ lê cài sợi chun càng cao như CVC 100% và TC 100% thì phục hồi biến dạng và phục hồi là tốt nhất. Ngoài ra còn xét đến các tính chất khác như về mật độ, độ dầy hai loại vải trên cũng nằm trong khoảng trung bình phù hợp cho thiết kế quần. Khi xét về độ thoáng khí thì vải CVC có tỷ lệ vòng sợi cài chun 100% là tốt nhất là 345,9 (l/m2/s) cao hơn vải TC là 312,4 L/m2/S. Đây là yêu cầu đặc trưng cần thiết của trang phục thể thao [phần tổng quan]. Do đó, dựa trên các tính chất cơ lý đã nghiên cứu, luận án đã chọn vải CVC có 100% tỷ lệ vòng sợi cài sợi spandex làm vải để thiết kế quần tập legging tạo áp lực cho các nghiên cứu tiếp theo 3.2. Kết quả thiết kế quần legging có áp lực phù hợp vùng bụng 3.2.1. Đo kích thƣớc cơ thể Các thông số kích thước cơ thể phục vụ cho nghiên cứu thiết kế quần được thực hiện đo theo tiêu chuẩn TCVN 5782-2009 (Bảng 3.1). Bảng 3.1:.Bảng thông số đo kích thước cơ thể của 8 đối tượng nữ 3.2.2. Xác định áp lực và độ giãn cho thiết kế quần legging Dựa trên một số nghiên cứu của các tác giả Kaiyue Zuo, Weirong Wang và Nguyễn Quốc Toản đã đề cập đến áp lực tiện nghi cho quần bó sát nằm trong khoảng 9 mmHg đến 14 mmHg. Do đó, luận án chọn áp lực là 11 mmHg cho vùng bụng, 8-9 mmHg cho vùng từ mông đến gối sử dụng để thiết kế quần để tạo sự thoải mái khi mặc. Sử dụng phương trình Laplace 15
  18. tính được lực kéo giãn của vải trình bày ở bảng 3.2 và xác định độ giãn của vải dựa trên đường cong tải trọng- độ giãn trình bày ở bảng 3.3. Từ công thức 2.2 tính toán kích thước chu vi của quần trước và sau khi mặc. Tính được lượng dư cử động để đưa vào công thức thiết kế được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.2: Lực kéo giãn của vải tại các kích thước cơ thể được tính toán theo phương trình Laplace Bảng 3.3: Độ giãn của vải tại các kích thước cơ thể được xác định theo kết quả đường cong tải trọng kéo giãn. Bảng 3.4: Kích thước giảm của các chu vi quần sau khi mặc để đạt được áp lực được xác định 16
  19.  Thiết lập hệ công thức thiết kế (hình 3.4) A1A2: Kích thước ngang eo = ½ số đo chu vi eo –1/2 (e) D1D2: Kích thước ngang mông = ½ số đo vòng mông – ½ (f) C3C4: Kích thước ngang đáy = kích thước ngang mông + độ rộng đáy C1C3: Kích thước rộng đáy trước = ½ số đo cung vòng đáy – chiều cao đáy -2cm C2C4:Kích thước rộng đáy sau = Kích thước rộng đáy trước + 4 cm B1B2: Kích thước ống quần = Số đo vòng gối – (g) e, f, g là độ giảm kích thước của vòng gối thể hiện ở bảng 3.3 BB1: Kích thước ngang ống trước = ½ Kích thước ống quần -1 cm BB2: Ngang ống sau = ½ Kích thước ống quần + 1 cm  Thiết kế băng cài tùy chỉnh (hình 3.5) AA1: Kích thước ngang eo của băng = ¼ số đo vòng eo – (lượng dư cử động – 5 cm độ rộng của băng cài) BB1: Kích thước ngang bụng của băng = ¼ số đo vòng bụng – (lượng dư cử động – 5 cm độ rộng của băng cài) AB: Kích thước chiều cao của băng = 15 cm Hình 3.4:Tạo mẫu decoup hông cho quần legging 17
  20. Hình 3.5: Tạo mẫu cho băng cài tùy chỉnh trước bụng  Thiết kế băng tráng phủ vi nang (hình 3.6) Băng vải sử dụng như là 1 lớp lót áp sát vào vùng bụng, khi kết hợp mặc quần legging có áp lực thúc đẩy sự giải phóng tinh dầu từ vi nang. Kích thước băng thiết kế che được vùng bụng và nằm trong miền có áp lực lựa chọn Hình 3.6:Băng vải tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế 3.3. Kết quả đánh giá độ bền mùi và khả năng giải phóng hoạt chất của vi nang có chứa hoạt chất tinh dầu quế. Hình 3.7: Kết quả đánh giá định lượng nồng độ mùi bị ảnh hưởng độ giãn tại thời điểm 60 phút và 120 phút bằng phương pháp chuyên gia Hình 3.7 cho thấy có hai thời điểm đánh giá nồng độ mùi 60 phút và 120 phút với có bốn độ giãn 25.25%, 75.5%, 68.75% và 83.75% nồng độ 18
  21. mùi có xu hướng giảm dần khi độ giãn càng cao. Cụ thể như tại thời điểm 60 phút mẫu có độ giãn thấp nhất 25,25% có nồng độ mùi được đánh giá cao nhất là 36,1%, mẫu có độ giãn cao nhất thì có nồng độ mùi được đánh giá thấp nhất là 26%. Tại thời điểm 120 phút khi vải ở độ giãn 25,25% thì nồng độ được đánh cao nhất là 43,1% và nồng độ thấp nhất là 17,5% xảy ra ở độ giãn 83,75 %. Hình 3.8 và bảng 3.5 cho thấy khi đo độ hấp thụ tinh dầu quế trong dung dịch n-Heptan bằng phương pháp đo UV-Vis kết quả ở các mức độ giãn khác nhau có xu hướng theo quy luật độ giãn của vải càng lớn thì nồng độ hấp thụ phân tử tinh dầu quế có trong dung dịch n-Heptan càng cao. Cụ thể như ở mẫu S4 có độ giãn của vải là 83,75% là độ giãn cao nhất trong 4 mẫu và độ hấp thụ của tinh dầu là 4,221E-2 và mẫu có độ giãn thấp nhất là S1 21,25% có độ hấp thụ phân tử tinh dầu quế là 3,4231E-2. Điều này có thể giải thích rằng, khi mẫu càng kéo giãn thì sẽ tạo lực ép lên thành lọ càng mạnh làm cho lớp vỏ vi nang bị phá vở càng nhiều từ đó tinh dầu quế được phóng thích ra hòa lẫn vào dung dịch n-Heptan Hình 3.8: Kết quả đo hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch chuẩn Kết quả đo độ hấp thụ phân tử tinh dầu quế giải phóng vào dung dịch n- Heptan ở 4 độ giãn 21,25%, 57,5%, 68,75%, 83,75% của băng vải dệt kim interlock CVC thành phần 40% cotton, 60% polyester. Kết quả đo UV-vis 19
  22. cũng cho thấy khi băng vải có độ giãn cao nhất thì độ hấp thụ phân tử tinh dầu cao nhất, nghĩa là khả năng giải phóng hoạt chất nhiều nhất. Bảng 3.5: Độ hấp thụ phân tử tinh dầu của dung dịch với 4 mức độ giãn 3.4. Đánh giá hiệu quả giảm béo 3.4.1. Kết quả đo các chỉ số nhân trắc Hiệu quả giảm béo của quần legging có áp lực kết hợp băng chứa vi nang được thực hiện bằng phương pháp gián tiếp dựa trên các thông số đo nhân trắc (cân nặng, vòng eo, vòng bụng, chỉ số BMI) và phương pháp đo trực tiếp phần trăm mỡ cơ thể bằng máy đo điện trở kháng Ormron. So sánh kết quả trước và sau giữa 2 nhóm tập ( thực nghiệm và đối chứng) có cùng một phương thức xoay eo trong thời gian 6 tuần và 6 buổi/1 tuần, thời lượng của buổi tập là 30 phút có kết quả như sau: Hình 3.9: (a) Giá trị trung bình cân nặng và (b) Giá trị trung bình chỉ số BMI của 2 nhóm tập Hình 3.9a cho thấy giá trị trung bình chỉ số cân nặng của nhóm thực nghiệm đã giảm từ (57,9 – 57,2) kg, trong khi đó nhóm đối chứng đã giảm từ ( 56,5 – 55,7) kg. Như vậy cân nặng của nhóm sau khi tập đã giảm trung 20
  23. bình 0,75 kg, nhóm đối chứng đã giảm 0,71kg so với cân nặng trước khi tập Hình 3.9b cho thấy chỉ số BMI của 2 nhóm tập đều có xu hướng giảm sau khi tập, cụ thể là nhóm thực nghiệm có chỉ số BMI giảm từ (25,47 – 25,2) Kg/m2, nhóm đối chứng giảm từ (23,57 – 23,3) Kg/m2. Như vậy, nhóm thực nghiệm đã giảm 0,75 Kg/m2 trong khi đó nhóm đối chứng giảm ít hơn là 0,45 Kg/m2. Hình 3.10: (a) Giá trị trung bình mỡ cơ thể; (b) Giá trị trung bình chu vi vòng eo của 2 nhóm tập Hình 3.10(a) cho thấy sau 6 tuần tập xoay eo đã cho hiệu quả giảm mỡ cơ thể. Cụ thể là nhóm thực nghiệm trước khi tập có chỉ số mỡ cơ thể trung bình là 33,87%, sau khi tập xoay eo chỉ số này đã giảm còn 33,12% giảm được 0,75% tỷ lệ mỡ cơ thể. Trong khi đó nhóm đối chứng cũng có hiệu quả giảm mỡ cơ thể từ 32,2% còn 31,75% giảm được 0,45% thấp hơn so với nhóm thực nghiệm. Điều này cho thấy khi luyện tập xoay eo có sử dụng quần legging kết hợp băng chứa vi nang tinh dầu quế đã có tác động hỗ trợ thêm cho quá trình giãm mỡ cơ thể. Hình 3.10(b) cho thấy kết quả trung bình chỉ số chu vi vòng eo của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có thay đổi theo hướng tích cực khi thực hiện tập xoay eo 6 tuần. Nhóm thực nghiệm đã giảm từ (76,25 – 74,5) cm, giảm được 1,75 cm so với trước khi tập, trong khi đó nhóm đối chứng 21
  24. cũng giảm từ (74,12 – 73,37) cm, giảm được 0,75cm thấp hơn nhóm thực nghiệm. Hình 3.11:Giá trị trung bình chu vi vòng bụng của 2 nhóm tập Hình 3.11 cho thấy giá trị trung bình kích thước vòng bụng của nhóm thực nghiệm trước tập là 90,5 cm và sau tập là 89,25 cm, như vậy nhóm đã giảm trung bình là 1,25 cm. Nhóm đối chứng có kích thước vòng bụng trung bình trước tập là 87,75 cm và sau tập là 87cm, như vậy vòng bụng của nhóm giảm trung bình 0,75 cm thấp hơn so với nhóm thực nghiệm. Điều này cũng cho thấy rằng tập xoay eo kết hợp quần legging có băng vi nang tinh dầu quế có xu hướng tác động đến hiệu quả giảm béo bụng tốt hơn. So sánh kết quả giảm các chỉ số nhân trắc sau tập của hai nhóm thấy rằng nhóm thực nghiệm có hiệu quả giảm cao hơn so với nhóm đối chứng cụ thể như số đo vòng eo của nhóm thực nghiệm giảm hơn 1 cm và vòng bụng giảm hơn 0,25 cm so với nhóm đối chứng. Như vậy, điều này cho thấy khi sử dụng quần tập thể thao legging có kết hợp băng vải tráng phủ vi nang chứa tinh dầu quế đã làm tăng hiệu quả giảm béo vùng bụng cho phụ nữ. 3.4.2. Kết quả đo nhiệt độ Hình 3.12(a) và (b) cho thấy rằng sau 30 phút tập thể dục nhiệt độ vùng bụng nhóm thực nghiệm tăng sau tập thấp nhất là 0,08oC đến 0,48oC. Nhiệt 22
  25. độ của nhóm đối chứng cũng có xu hướng tăng lên, nhiệt độ tăng thấp nhất là 0,02 oC và nhiệt độ tăng cao nhất là 0,32oC. Hình 3.12: (a) Nhiệt độ nhóm thực nghiệm ; (b) Nhiệt độ nhóm đối chứng So sánh nhiệt độ của 2 nhóm tập thì thấy rằng nhiệt độ của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng. Khi mặc quần legging có tạo áp lực lên vùng bụng cùng với động tác xoay eo tạo ma sát giữa cơ thể có thể xem như là tác động massage tự nhiên thúc đẩy tinh dầu quế giải phóng qua lớp vỏ lên vùng bụng. Hoạt tính nóng của tinh dầu kết hợp với nhiệt độ cơ thể đốt cháy năng lượng làm tăng nhiệt độ vùng bụng tăng thêm. KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN Luận án nghiên cứu được tính chất cơ lý của 8 loại vải dệt kim single dệt từ sợi CVC và TC với tỷ lệ các vòng sợi cài sợi spandex khác nhau. Vải có tỷ lệ vòng sợi cài kép càng cao thì khối lượng, mật độ và độ dầy của vải càng tăng, độ thoáng khí giảm, độ biến dạng của vải càng chậm và phục hồi biến dạng nhanh hơn. Vải dệt kim từ sợi CVC có 100% tỷ lệ vòng sợi cài spandex có độ phục hồi 98,34% và độ thoáng khí là 345,9 (l/m2/s) các tính chất phù hợp để chọn thiết kế quần tập thể dục legging. Giá trị áp lực được đánh giá là tiện nghi tại vùng bụng cho quần định hình là trong miền từ 8,98 đến 14,27. Luận án đã chọn giá trị áp lực là 11mmHg để làm cơ sở thiết kế quần legging. Độ giãn của vải được xác định dựa trên đường cong tải trọng-độ giãn, tính lực kéo giãn sử dụng phương trình Laplace. Tìm được kích thước giảm cho vị trí vùng bụng 23
  26. tương ứng với độ giãn và áp lực đã chọn kết quả là lượng dư giảm trừ trung bình từ 20,6 cm đến 26,1 cm cho vòng eo và vòng bụng cho 8 mẫu quần. Để ổn định kích thước do sự biến dạng rão của vải sau thời gian sử dụng. Quần legging đã cải tiến bằng thiết kế thêm băng cài tùy chỉnh với 3 mức Đánh giá khả năng giải phóng tính dầu từ băng vải tráng phủ vi nang ảnh hưởng bởi bốn độ giãn bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ phân tử UV-vis và phương pháp chuyên gia kết hợp pha loãng. Cả hai phương pháp đều cho kết quả là khi độ giãn của băng càng cao thì cường độ mùi được đánh giá càng giảm và độ hấp thụ phân tử càng cao cụ thể ở độ giãn cao nhất là 83,75% thì nồng độ mùi giảm còn 17,5%. Do đó, áp lực có ảnh hưởng đến lượng tinh dầu được giải phóng. Hiệu quả giảm béo của sản phẩm quần tập thể thao có băng hỗ trợ giảm béo được đánh giá in vivo trên 8 đối tượng phụ nữ trung niên. Kết quả so sánh giữa hai nhóm cho thấy được nhóm thực nghiệm có kết quả giảm béo tốt hơn, vòng bụng giảm 1,25 cm và vòng eo giảm 1,75 cm so với nhóm đối chứng chỉ giảm 0,75 cm. Do đó, sử dụng quần tập thể thao legging kết hợp băng tráng phủ vi nang tinh dầu quế là một phương pháp giảm béo hiệu quả cho phụ nữ trung niên béo bụng. HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA LUẬN ÁN 1. Nghiên cứu xác định tuổi thọ của băng giảm béo chứa vi nang tinh dầu quế dựa trên định lượng giải phóng hoạt chất tinh dầu dưới tác dụng của áp lực của quần tập. 2. Nghiên cứu tìm hiểu cơ chế giảm béo của quần legging tạo áp lực sử dụng vi nang chứa tinh dầu quế. 3. Nghiên cứu điều chỉnh kích thước vòng bụng của quần để duy trì áp lực trong quá trình sử dụng, sử dụng phương trình lơi của vải. 4. Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc hình dáng đùi của phụ nữ trung niên phục vụ cho việc thiết kế quần legging sử dụng vi nang chứa tinh dầu hỗ trợ giảm béo vùng đùi. 24
  27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN 1. Nguyen Thi Tu Trinh, Chu Dieu Huong (2019), “Study on influence of spandex content on cvc single jersey fabric’s physico- machanical properties”. Tạp chí Khoa học Công nghệ Trường Đại học Công nghiệp Hà nội. Số 50. pp.83-85. ISSN 1859-3585. 2. Nguyen Thi Tu Trinh, Chu Dieu Huong (2020), Chapter 34 “Influence of Elastane Yarn Ratio on Creep Behaviour of Single Jersey Fabrics”. Book of Proceedings of the 2019 International Conference on “Physics, Mechanics of New Materials and Their Applications”. NOVA Science Publishers, pp.349- 357. ISBN: 978-1-53618-255-23. 3. Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương (2021), “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thành phần sợi spandex đến các tính chất cơ lý của vải single jersey dệt từ sợi tc sử dụng cho quần thể thao legging nữ”. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc về dệt may, da – giầy lần thứ 2. 160-165. ISBN: 978-604-316-057-4. 4. Chu Dieu Huong, Nguyen Thi Tu Trinh (2022), “Quantitative Fragrance Durability Evaluation Depending on Keeping Condition of Knitted Fabric Treated by Microcapsules Containing Star Anise Essential Oil”. Engineering and Technology for Sustainable Development. Vol 32, Issue 3, pp 025-033. ISSN 2734-9381. 5. Chu Dieu Huong, Dao Thi Chinh Thuy and Nguyen Thi Tu Trinh (2022), “The Influence of Core – Shell Ratio on Characteristics of Microcapsules Containing Cinnamon Essential Oil Applied to Aromatherapeutic Textiles”. Fibres and Textiles Vol 29, issue 2, pp 61-73. ISSN 1335-0617. DOI: 10.15240/tul/008/2022-2-007 (Scopus index). 6 .Nguyen Thi Tu Trinh, Chu Dieu Huong (2022), “Determination of the Pressure of Knitted Abdominal Bandage of Women Legging Pants Using Laplace Laws”. Engineering and Technology for Sustainable Development. Vol 32, Issue 5, pp 011-019. ISSN 2734-9381. 7. Chu Dieu Huong, Nguyen Thi Tu Trinh (2022), “Fragrance Durability depending on compression of Knitted Fabric bandage coated by Microcapsule Contained Cinnamon Essential Oil”. Physics and Mechanics of New Materials and Their Applications. Springer Proceedings in Materials series. Vol 20. ISBN 3031215710. (Scopus index). 8. Nguyen Thi Tu Trinh, Chu Dieu Huong (2022), “Investigation of The Fragrance Durability of Knitted Fabric Band Coated by Eugrarit Rspo Microcapsules Contained The Cinnamon Oil Essential”. Textile and Garment Magazine. ISSN 1310-912X (Print), ISSN 2603-302X (Online). www.bgtextilepublisher.org (accepted)